1.(H_qhx) 4.(H_stls) 10.(H_mt) 11.(H_qh)

Friday, June 1, 2007

Đồng chí Trường Chinh: Lộ trình chính trị trong trường kỳ kháng chiến (1946-1954)

Đồng chí Trường Chinh: Lộ trình chính trị trong trường kỳ kháng chiến (1946-1954)

Ngày 8/2/2007. Cập nhật lúc 22h 9'


(ĐCSVN)- Đồng chí Trường Chinh là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam, là người có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đối với sự nghiệp tăng cường đoàn kết quốc tế.

Trong 9 năm kháng chiến, đồng chí Trường Chinh, dưới sự dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã cùng với Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, nhiều Hội nghị, Đại hội của Đảng và các Đoàn thể, góp phần đẩy mạnh cuộc kháng chiến kiến quốc toàn dân, toàn diện đi tới thắng lợi cuối cùng.

Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, sau Hội nghị Ban thường vụ Trung ương tại làng Vạn Phúc, tỉnh Hà Đông, ngày 19 tháng 2 năm 1946, đồng chí Trường Chinh, thay mặt Thường vụ Trung ương Đảng viết Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Tiếp đó, đồng chí đã viết một loạt bài báo giải thích đường lối kháng chiến của Đảng. Những bài báo nói trên đã đăng trên báo Sự thật, sau đó xuất bản thành tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, một văn kiện với tầm chiến lược bất hủ của Đảng ta.

Sau 3 tháng chuyển các cơ quan của Đảng và Nhà nước từ Thủ đô lên căn cứ địa Việt Bắc, để kịp thời chỉ đạo cả nước kháng chiến, từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 1947, Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng đã họp, phân tích tình hình thế giới và trong nước, cuộc kháng chiến của ta và đề ra những chủ trương chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá nhằm thực hiện “Toàn dân đoàn kết, kháng chiến lâu dài” đồng thời quyết định một số nhiệm vụ trước mắt về quân sự.

Sau chiến dịch Việt Bắc, đầu năm 1948, Hội nghị BCHTƯ Đảng (mở rộng) tại Việt Bắc, từ ngày 15 đến 17 tháng 1, đã họp, đề ra những công tác cấp thiết về mọi mặt, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề “Tăng gia sản xuất tự cấp tự túc” phát triển và củng cố Đảng trong vùng địch kiểm soát.

Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ tư (ngày 20 tháng 5, năm 1948) thảo luận và ra nghị quyết về 6 vấn đề cụ thể: kế hoạch quân sự mùa hè, cải thiện dân sinh, cuộc vận động thi đua ái quốc, công tác trong vùng địch tạm chiến, công tác Việt Minh và Liên Việt, vấn đề tổ chức Đảng.

Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ năm (ngày 8 đến ngày 16 tháng 8) đã thảo luận các nhiệm vụ cuối năm, công tác dân vận và công tác mặt trận dân tộc, nhiệm vụ mới của Đảng. Trong Hội nghị này, đồng chí Trường Chinh đã trình bày văn kiện có tầm chiến lược: ''Chúng ta chiến đấu cho độc lập và dân chủ''.

Cũng trong năm 1948, đồng chí Trường Chinh đã trình bày bản báo cáo ''Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam'' tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai, từ ngày 16 đến 20 tháng 7, phát huy mọi nguồn lực trí thức, phụng sự Tổ Quốc, nhân dân, cách mạng và kháng chiến.

Đầu năm 1949, trong giai đoạn cầm cự, từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 1, tiến hành hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ sáu. Đồng chí Trường Chinh trình bày báo cáo: ''Tích cực cầm cự và chuẩn bị Tổng phản công''. Hội nghị đặc biệt chú trọng vấn đề thực hiện chính sách ruộng đất, đề nghị Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô. Tiếp đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị về việc bao vây kinh tế địch (2-6-1949), Chỉ thị xây dựng bộ đội địa phương, phát triển dân quân (18-8-1949) và chỉ đạo Hội nghị Nông dân lần thứ nhất tại Việt Đầu năm 1950, sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đi thăm Trung Quốc, Liên Xô, nước ta thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Nội lực và ngoại lực càng phát triển. Cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn Tổng phản công.

Ngay từ đầu năm, từ ngày 21 tháng Một đến ngày 3 tháng 2, Hội nghị cán bộ toàn quốc lần thứ của Đảng đã tiến hành tại Việt Bắc. Đồng chí Trường Chinh trình bày báo cáo chính trị. Hội nghị đề 10 nhiệm vụ công tác trong năm 1950 để chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công.

Năm 1950, phát huy sức mạnh của toàn dân, Đảng ta đã chỉ đạo nhiều Đại hội: Đại hội Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ nhất (từ 1 đến 15 tháng 1); Đại hội lần thứ nhất Đoàn thanh niên cứu quốc và liên đoàn Thanh niên Việt Nam'' (ngày 21 tháng 2); Đại hội toàn quốc lần thứ nhất Đoàn phụ nữ Cứu quốc Việt Nam và Hội viên hiệp phụ nữ Việt Nam (tháng Tư năm 1950). Đồng chí Trường Chinh đã trình bày các báo cáo ''Nhiệm vụ của công đoàn'' tại Đại hội Tổng liên đoàn và bài nói chuyện ''Lý tưởng của thanh niên Việt Nam'' tại Đại hội Đoàn thanh niên.

Sự kiện chính trị lớn nhất trong năm 1951 là Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đại hội diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951 . Đại hội đã nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị. Đồng chí Trường Chinh trình bày bản Luận cương ''Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội''. Đại hội quyết định chia Đảng Cộng sản Đông Dương thành ba đảng ở ba nước Việt Nam, Lào, Miên. Ở Việt Nam lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương và Điều lệ Đảng Đại hội bầu BCHTƯ Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Tiếp đó, ngày 3 tháng 3, Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt quốc dân, công khai lãnh đại cuộc kháng chiến kiến quốc. Trong buổi lễ, đồng chí Tổng bí Thư Trường Chinh thay mặt Trung ương Đảng trình bày mục đích, tôn chỉ, chính cương mới của Đảng Lao động Việt Nam.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Của Đảng Cộng sản Đông Dương, từ ngày 3 đến 7 tháng 3, tiến hành Đại hội hợp nhất mặt trận Việt Minh và HộiLiên Việt, thành một mặt trận lấy tên là Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Mặt trận Liên Việt.

Quan tâm đặc biệt về giai cấp nông dân trong cách mạng và kháng chiến, đó là động lực và cũng là chủ lực của quân đội, dân quân Việt Nam, công tác vận động nông dân được đẩy mạnh. Ngày 27 tháng 3, Hội nghị các cán bộ nông dân cứu quốc lần thứ hai khai mạc. Đồng chí Trường Chinh đến dự và nói chuyện.

Năm 1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất là một sự kiện chính trị nổi bật. Đại hội từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 5.

Tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mục đích, nội dung, phương pháp và ý nghĩa của việc thi đua yêu nước. Đồng chí Trường Chinh đọc báo cáo ''Phong trào thi đua ái quốc và chủ nghĩa anh hùng mới'' tổng kết phong trào thi đua thời gian qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ mới.

Cũng trong tháng 5 ngày 11, Trung ương Đảng mở lớp chỉnh Đảng đầu tiên nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng.

Quan tâm tới công tác mặt trận, đồng chí Trường Chinh đã tham dự và đọc tham luận tại Hôi nghị lần thứ ba của Uỷ ban Liên Việt toàn quốc (từ ngày 23 đến 27- 6, 1952).

Năm 1953, Đảng ta tổ chức nhiều Hội nghị: Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam khoá II (25 đến 30 tháng 1), Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng Lao Động Việt Nam và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất Đảng Lao Động Việt Nam (14 tháng 11). Những Hội nghị nói trên đã thảo luận và quyết định một vấn đề vô cùng quan trên đối với cách mạng và kháng chiến là vấn đề cải cách ruộng đất.

Nghị quyết của Đảng về vấn đề cải cách ruộng đất đã được thể chế hoá từ ngày 1 đến 4 tháng 12, Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ ba của nước Việt Nam , Dân Chủ Cộng Hoà đã nhất trí thông qua Luật cải cách ruộng đất.

Ngày 19 -12-1953, tại bản Tỉn Keo, thôn Lục Giã, chân núi Hồng, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ cuộc họp Bộ Chính trí bàn về kế hoạch tác chiến Đông Xuân (1953-1954). Từ đó lần lượt các chiến đích triển khai, phối hợp trong cả nước và các nước bạn: chiến dịch Lai Châu, chiến dịch Trung Lào, “chiến dịch Bắc Tây Nguyên, chiến dịch Hạ Lào và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động 5 châu và cả địa cầu''; Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương kết thúc vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng Bảy năm 1954. Vào lúc 0 giờ ngày 22 tháng Bảy năm 1954, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh ngừng bắn trên chiến trường Việt Nam.

Ở thời điểm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã tiến hành Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu (15 -18 tháng 7, 1954). Bộ chính trị BCHTƯ Đảng khóa II đã họp (Từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 9) kiểm điểm tình hình mới sau Hiệp định Giơ ne vơ, đề ra nhiệm vụ mới, chính sách mới, ở miền Bắc và ở miền Nam.

Những sự kiện chính trị qua các Hội nghị và Đại hội 9 năm trường kỳ kháng chiến đi tới thắng lợi đã nói lên nhiều điều để suy ngẫm.

Dưới ngọn cờ yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, dân tộc ta đã từng bước đập tan những mắt xích cuối cùng cai trị Việt Nam của chủ nghĩa thực dân Pháp, gần một thế kỷ, giải phóng hoàn toàn một nửa đất nước, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, đưa đất nước ta lên vị thế mới với ba dòng thác cách mạng thế kỷ XX.

Trong hành trình 9 năm kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh và Đảng ta đã kiên trì đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và các Đoàn thể, lãnh đạo toàn điện cuộc kháng chiến, đi toàn thắng, đánh bại thực dân Pháp xâm lược, tạo thế và lực mới đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược sau này.

Ôn lại sự kiện chính trị qua các Hội nghị, Đại hội, 9 năm trường kỳ kháng chiến, càng hiểu rõ hơn những cống hiến của đồng chí Trường Chinh, càng hiểu rõ thêm sự nghiệp cách mạng, kháng chiến của dân tộc ta, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trong nhiều bài thơ viết từ lò lửa của cuộc kháng chiến, trong phong trào thi đua ái quốc, trong sự nghiệp anh hùng của toàn dân tộc, có bài thơ “Ở căn cứ địa Việt Bắc'' của đồng chí Trường Chinh.

Ở căn cứ địa Việt Bắc

Cách thềm măng mọc lô nhô,

Giáo gươm du kích trước giờ xuất quân.

Tiếng còi giục giã chiều xuân,

Lệnh đâu tập hợp như gần như xa?

Mưa hè, suối cuốn bên nhà,

Ầm ầm binh mã xông ra chiến trường.

Thu sang lá rụng đồi sương

Tiễn đưa chiến sĩ lên đường lập công

Đêm đông lần nữa bên song,

Mải mê đọc sách đèn chong canh tàn.

Trường kỳ kháng chiến gian nan

Con đường cứu nước, cứu dân sáng ngời

Đánh cho giặc Pháp tơi bời,

Quyết tâm xoay chuyển đất trời một phen.

Việt Bắc, mùa đông năm 1951.

Bài thơ tuy ngắn gọn, giản dị, song là cả một bức phù điêu về Đảng ta, quân đội ta, nhân dân ta với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đã làm cho cuộc kháng chiến 9 năm trở thành trang sử vàng chói lọi của Tổ quốc Việt Nam.



Trần Quang Vinh

No comments: