1.(H_qhx) 4.(H_stls) 10.(H_mt) 11.(H_qh)

Saturday, May 26, 2007

Sunday, May 20, 2007

cs : Bùi Trọng Liễu điểm lại những sự việc dẫn tới ngày Toàn quốc Kháng chiến (19.12.1946)

Bùi Trọng Liễu điểm lại những sự việc dẫn tới ngày Toàn quốc Kháng chiến (19.12.1946)

Cách đây 60 năm :
Những sự việc dẫn tới 19/12/1946
Bùi Trọng Liễu

Trong thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 8/2/1966, [Tổng thống Pháp] Charles De Gaulle viết : « Giá có một sự hiểu biết nhau tốt hơn giữa người Việt Nam và người Pháp ngay sau đại chiến thế giới thì đã có thể tránh được những sự biến tai ác đang giằng xé đất nước Ngài hôm nay ». Trong ngôn ngữ của một chính khách lão luyện, đó phần nào là sự nhìn nhận (tuy muộn màng) trách nhiệm của ông ta trong chính sách của Pháp ở Đông Dương giai đoạn 1945-1946. (Nguồn : sách « Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 », nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, trang 91). Bởi vì chiến tranh Pháp-Việt xảy ra thuở đó, khởi đầu chính vì đường lối do ông De Gaulle vạch ra thuở 1945 (và được các chính khách Pháp có đầu óc thực dân nối tiếp). Ông ta đã đổi ý (trở thành thuận) về nền độc lập thống nhất của Việt Nam vào lúc nào, để đi tới bài diễn văn của ông đọc tại Phnôm Pênh ngày 1/9/1966, thời Mỹ đang can thiệp ở Việt Nam?

Dưới đây là tóm tắt các sự việc theo thứ tự thời gian. (1)

- 9/3/1945 : Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương

- 10/3/1945 : Nhật tuyên bố giúp Việt Nam thực hiện độc lập (kỳ thật Nhật vẫn nắm thực quyền, và chỉ nhả những gì họ muốn nhả).

- 11/3/1945 : Triều đình Huế tuyên bố bãi bỏ hiệp ước 1884 (hiệp ước nhận nền bảo hộ của Pháp) và khôi phục chủ quyền Việt Nam : Việt Nam « độc lập ».

- 24/3/1945 : Tướng Charles De Gaulle (Chủ tịch chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp, président du gouvernement provisoire de la République française từ 3/6/1944) tuyên bố : 5 xứ trong Liên bang Đông Dương (Bắc kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ, Mên, Lào) trong khối Liên hiệp Pháp sẽ có một chính phủ liên bang đứng đầu là một viên toàn quyền Pháp và những bộ trưởng do viên này bổ nhiệm (2)...

- 17/4/1945 : Thành lập chính phủ Trần Trọng Kim. Tổng đốc Phan Kế Toại được cử làm Khâm sai Bắc Bộ.

- 20/7/1945 : Nhật trao trả cho Việt Nam các nhượng địa Pháp (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng). Mấy tuần sau (14-8), Nhật tuyên bố trao trả Nam Bộ cho Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sâm được cử làm Khâm sai Nam Bộ.

- 15/8/1945 : Nhật đầu hàng Đồng Minh. Theo quyết định của Hội nghị Potsdam của tam cuờng (Mỹ, Anh, Liên Xô), thì (ở Việt Nam) nửa trên vĩ tuyến 16 sẽ do quân Trung Quốc (lúc đó còn dưới chế độ của Tưởng Giới Thạch; gọi tắt là Tàu Tưởng) kéo sang, và nửa dưới vĩ tuyến 16 sẽ do quân Anh kéo vào, trên nguyên tắc là để giải giáp quân Nhật. (Còn nguyện vọng chung của người Việt Nam, nghĩa là độc lập thống nhất, thì các cường quốc không chú ý đúng mức tới). Cũng khoảng ngày đó, De Gaulle cử đô đốc D'Argenlieu làm cao uỷ kiêm tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, với nhiệm vụ thực hiện điều tuyên bố ngày 24/3/1945 kể trên. Ngày 17/8/1945, tướng Leclerc được cử làm tư lệnh cao cấp quân đội Pháp ở Viễn Đông (commandant supérieur des troupes françaises en Extrême-Orient).

- 19/8/1945 : Cách mạng Tháng tám, Mặt trận Việt Minh giành chính quyền.

- 23/8/1945. Chính phủ lâm thời được thành lập. Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

- Cuối tháng 8 (khoảng 22/8/1945 hay sau đó ?), 3 toán sĩ quan Pháp nhẩy dù xuống Việt Nam : toán Messmer (3) xuống Bắc Bộ, toán Castella (4) xuống Trung Bộ (gần Huế), toán Cédile xuống Nam Bộ với nhiệm vụ lập lại chính quyền Pháp.

- 24/8/1945 : Vua Bảo Đại thoái vị, và sau trở thành Cố vấn tối cao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- 2/9/1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.

- 9/9/1945 : Quân Tàu bắt đầu tới Hà Nội.

- 12/9/1945 : Quân Anh-Ấn của tướng Gracey tới Sài Gòn.

- 18/9/1945 : Tướng Lư Hán, tư lệnh quân đội Trung Hoa vào Việt Nam (tổng quân số khoảng 20 vạn) tới Hà Nội.

- 22/9/1945 : Tướng Gracey ra lệnh giới nghiêm tại Sai Gòn-Chợ Lớn, và bắt đầu võ trang lại lính Pháp cũ ở Đông Dương, và giúp cho quân đội viễn chinh Pháp tới Sài Gòn (tướng Leclerc và một số quân tới Sài Gòn ngày 5/10/1945 và tuyên bố sẽ bình định Nam Bộ), và đổ bộ lên Vũng Tàu (6/10/1945), vv.

- 9/10/1945 : Quân Pháp chiếm đóng Tây Ninh.

- 11/10/1945 : Bevin, ngoại trưởng Anh, tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Pháp tại Đông Dương.

- 12/10/1945 : Quân Anh-Ấn tới đóng ở Gia Định và Gò Vấp, và 22/10/1945, tới đóng ở Thủ Dầu Một và Biên Hòa.

- 25/10/1945 : Quân Pháp chiếm đóng Mỹ Tho, 28/10/1945, chiếm đóng Gò Công, 29/10/1945 chiếm đóng Vĩnh Long, 30/10/1945 chiếm đóng Cần Thơ.

- 31/10/1945 : D’Argenlieu tới Sài Gòn cùng với tùy tùng và nhân viên phủ Cao ủy. Lúc đó ông De Gaulle muốn sử dụng giải pháp Vĩnh San (cựu hoàng Duy Tân).

- 14/12/1945 : ông De Gaulle tiếp cựu hoàng Duy Tân và dự tính đưa ông ta về nước.

- 24/12/1945 : cựu hoàng Duy Tân bị tai nạn máy bay chết. (5)

- 6/1/1946 : Bàu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hai đảng đối lập là Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân đảng và Đại Việt (Việt Quốc) không chịu tham gia tổng tuyển cử, nhưng được dành cho một số đại biểu trong Quốc Hội : 20 ghế cho Việt Cách, 50 ghế cho Việt Quốc ; ngoài ra, còn dành 18 ghế cho Nam Bộ vì đang bị Pháp đánh phá, không tổ chức tổng tuyển cử được.

- 9/1/1946 : Quân Pháp chiếm đóng Long Xuyên và Sa Đéc.

- 20/1/946, do thời cuộc ở Pháp, ông De Gaulle từ chức (và chỉ trở lại cầm quyền 13 năm sau, vào tháng 5/1958).

- 20/1/1946 : Quân Pháp chiếm đóng Châu Đốc, Hà Tiên, 26/1/1946, chiếm đóng Rạch Giá.

- 28/1/1946 : Tướng Anh Gracey chuyển giao quyền hành cho quân đội Pháp và rời khỏi Sài Gòn.

- 4/2/1946 : Quân Pháp chiếm đóng Cà Mau. D’Argenlieu lập Hội đồng tư vấn Nam Kỳ, do ủy viên cộng hòa Pháp ở Nam Kỳ chủ tọa, với 4 hội viên Pháp và 9 hội viên Việt.

- 28/2/1946 : Pháp và Tàu Tưởng ký một hiệp ước (một thứ thoả thuận « trên lưng » Việt Nam): Pháp trả cho Tàu Tưởng các tô giới ở Thượng Hải, Quảng Châu, vv. (mà Trung quốc đã mất từ thế kỉ 19), bán rẻ cho Tàu Tưởng đoạn đường xe lửa Vân Nam nối với Việt Nam, trả cho Tàu Tưởng 60 triệu đồng/tháng tiền chi phí cho quân đội Tàu đang đóng ở Việt Nam. Ngược lại Tàu Tưởng sẽ để cho quân đội Pháp kéo vào trên vĩ tuyến 16, để thay thế quân Tàu Tưởng đang đóng trên đó. (6)

- 2/3/1946 : Thành lập Chính phủ Liên hiệp ở Hà Nội. Chủ tịch: Hồ Chí Minh ; Phó chủ tịch: Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) ; Cố vấn tối cao: Vĩnh Thuỵ (cựu hoàng Bảo Đại) ; với một số bộ trưởng gồm nhiều đảng phái như Nguyễn Tường Tam (Đại Việt), Chu Bá Phượng (Việt Quốc), vv.

- 6/3/1946 : Quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng.

Cùng ngày ấy, ký Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp ; phía Việt Nam, hai người ký là Hồ Chủ tịch và ông Vũ Hồng Khanh lãnh tụ Việt Quốc lúc đó đang là phó chủ tịch Quân sự uỷ viên hội mà chủ tịch là ông Võ Nguyên Giáp ; phía Pháp người ký là Sainteny: Pháp thừa nhận Việt Nam là một « quốc gia tự do » (Pháp không chấp nhận chữ « độc lập ») trong Liên bang Đông Dương và trong Liên hiệp Pháp. Sự thống nhất 3 kỳ (Bắc, Trung, Nam) sẽ tuỳ cuộc trưng cầu dân ý. Có thêm một phụ lục: Quân đội Pháp đóng ở Việt Nam (quân số 15000) sẽ dần dần rút hết trong vòng 5 năm.(7)

- 16/3/1946 : Cụ Hồ gửi một « phái đoàn thân thiện » sang Trùng Khánh (thủ đô lúc bấy giờ của Tàu Tưởng) gặp Tưởng Giới Thạch; trưởng đoàn là Nghiêm Kế Tổ, một lãnh tụ của Việt Quốc, thứ trưởng ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp. Cùng đi với đoàn, có cựu hoàng Bảo Đại. Có lẽ là để làm nhẹ trọng lượng của sự « đồng loã » giữa Pháp và Tàu Tưởng, đồng thời để tránh việc Pháp có thể dùng cựu hoàng Bảo Đại. Tưởng Giới Thạch tiếp đoàn, nhưng không có kết quả. Ít ngày sau, phái đoàn trở về, nhưng cựu hoàng Bảo Đại ở lại Trung quốc (theo ông ta, thì có điện của Hồ chủ tịch bảo ông ta tạm ở lại đợi lệnh mới). Sau ông ta sang Hồng Kông.

- 18/3/1946 : Quân Pháp của tướng Leclerc tới Hà Nội.

- 20/3/1946 : Cédile, uỷ viên cộng hòa Pháp ở Nam Bộ (Commissaire de la République) muốn « điều đình » với Kháng chiến Nam Bộ với điều kiện là phía Kháng chiến phải nộp toàn bộ vũ khí. Phía Việt Nam không chịu.

- 22/3/1946 : Hồ chủ tịch ra vịnh Hạ Long gặp D’Argenlieu.

- 26/3/1946 : Bác sỹ Nguyễn Văn Thinh được Hội đồng tư vấn Nam Kỳ cử ra lập chánh phủ « nước Cộng hòa Nam Kỳ ». (8)

- 29/3/1946 : Quân Pháp kéo tới Huế.

- 7/4/1946 : Quân Pháp đến Nam Định.

- 10/4/1946 : Các viên chỉ huy quân sự của Pháp nhận thông tri mật : « tới đóng nơi nào, phải lập ngay kế hoạch phòng thủ và kiểm soát, rồi sắp đặt để biến dần các hoạt động quân sự thành một cuộc đảo chính (nguyên văn tiếng Pháp : étude d’une série de mesures qui doivent avoir effet de modifier progressivement et transformer le scénario qui est celui d’une opération purement militaire en scénario de coup d’Etat). (Bản thông tri mật này, phía Việt Nam chỉ lấy được trong cuộc chiến đấu ở Hải Phòng 7 tháng sau).

- 17/4/1946 : Hội nghị Việt-Pháp họp ở Đà Lạt để bàn về các vấn đề dự trù trong Hiệp định sơ bộ 6/3/46. Trưởng đoàn VN là Nguyễn Tường Tam (Đại Việt), lúc đó là bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong đoàn, gồm có những người như các ông Võ Nguyên Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, vv.

- 23/4/1946 : Một phái đoàn Quốc hội Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn, sang Paris tiếp xúc với Quốc hội Pháp. Một phái đoàn khác ở Nam Kỳ, do Cédile, uỷ viên cộng hòa Pháp ở Nam Kỳ chỉ định, cũng sang Paris vận động cho Nam Kỳ tự trị.

- 12/5/1946 : Hội nghị Đà Lạt chấm dứt (thất bại vì Pháp vẫn muốn chi phối về mọi mặt).

- 14/5/1946 : D’Argenlieu tổ chức lễ tuyên thệ trung thành của một số đại diện các dân tộc thiểu số miền núi tại Ban Mê Thuật.

- 16/5/1946 : Phái đoàn Phạm Văn Đồng về nước.

- 19/5/1946 : D’Argenlieu tới Hà Nội gặp Hồ chủ tịch.

- 27/5/1946 : Hồ chủ tịch lên đường sang Pháp để mở cuộc đàm phán với chính phủ Pháp.

Cùng ngày ấy, D'Argenlieu, cao uỷ Pháp, thành lập một phủ uỷ viên phụ trách « Tây Kỳ », tức là « Khối dân tộc thiểu số miền Nam Đông Dương » (Commissariat pour les Populations Montagnardes du Sud-Indochinois : PMSI).

- 1/6/1946 : « Chánh phủ nước Cộng hòa Nam Kỳ » ra trình diện trước nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn. Pháp thừa nhận « nước này » là một quốc gia tự do, song việc bổ nhiệm các công chức cao cấp phải được sự đồng ý của ủy viên Cộng hòa Pháp.

- 8/6/1946 : Biểu tình lớn ở Hà Nội đòi Việt Nam thống nhất (ngày Nam Bộ).

- 10/6/1946 : Quân đội Tàu Tưởng bắt đầu rút khỏi Hà Nội, đem theo nhiều của cải hôi được.

- 18/6/1946 : Lính Pháp đột nhập đồn tự vệ ở Hải Phòng dòi thả một số nhân viên Pháp đã bị bắt giam.

- 21/6/1946 : Quân Pháp chiếm đóng Pleiku và Kontum.

- 25/6/1946 : Tướng Lư Hán và bộ hạ về Tàu. Một hai ngày sau, Nguyễn Hải Thần và một số lãnh tụ Việt Cách, Việt Quốc, trở sang Tàu.

Quân Pháp chiếm dinh toàn quyền cũ ở Hà Nội, sau khi Lư Hán ra đi.

- 27/6/1946 : Tổng bãi thị, tổng đình công ở Hà Nội để phản đối Pháp chiếm đóng dinh toàn quyền cũ.

- 6/7/1946 : Hội nghị Việt-Pháp ở Fontainebleau khai mạc. Trưởng phái đoàn Việt Nam là ông Phạm Văn Đồng. Chương trình nghị sự: Việt Nam và Liên hiệp Pháp, tổ chức Liên bang Đông Dương, sự thống nhất của 3 kỳ và trưng cầu dân ý, ...

- 8/7/1946 : Quân Pháp chiếm đóng Lạng Sơn ; 17/7/1946, chiếm đóng Đồng Đăng.

- 23/7/1946 : Trong khi hội nghị Fontainebleau đang họp, thì D'Argenlieu, cao uỷ Pháp, triệu tập ở Việt Nam một Hội nghị liên bang, gồm các đại biểu « Việt Nam »(!?), Nam Kỳ quốc(!), Tây Kỳ(!), Lào và Miên. Đại biểu do cao uỷ chỉ định! (Phải chăng đối với D'Argenlieu, Việt Nam nghĩa là Bắc Kỳ+Trung Kỳ, vì xưa kia triều đình vua Tự Đức đã ký nhường Nam Kỳ cho Pháp?).

- 10/9/1946 : Tại Hội nghị Fontainebleau, Pháp không chịu dứt khoát về vấn đề Nam Bộ. Hội nghị thất bại.

Cùng ngày, tại Hải Phòng, Pháp lập ban kiểm soát thuế quan.

- 14/9/1946 : Ở Paris, để cứu vãn tình thế, Hồ chủ tịch đang đêm, đến nhà riêng của Moutet, bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (nghĩa là bộ thuộc địa cũ), để ký Thỏa ước tạm thời (Modus vivendi).

- 18/9/1946 : Đội quân cuối cùng của Tàu Tưởng ở Hải Phòng xuống tàu về nước.

- 18/10/1946 : Trên đường từ Pháp về, Hồ chủ tịch gặp lại D'Argenlieu ở vịnh Cam Ranh.

- 30/10/1946 : Lệnh ngưng bắn nhau được ban hành ở Nam Bộ.

- 11/11/1946 : Hồ chủ tịch gửi cho thủ tướng Pháp Bidault lời phản kháng về việc Pháp đơn phương tổ chức phòng thuế quan và kiểm soát ngoại thương tại Hải Phòng.

- 20/11/1946 : Xung đột ở Hải Phòng giữa quân Pháp và tự vệ, lý do đưa ra là vì có một vụ việc kiểm soát thuế quan.

- 23/11/1946 : Đại tá Dèbes, chỉ huy quân Pháp ở Hải Phòng, đòi phía Việt Nam rút hết quân ra khỏi thành phố. Pháp bắn trọng pháo và dùng cả không quân ném bom, phá hủy nhiều nhà, rất nhiều người chết và bị thương. Con số người chết phía Việt Nam sau này có nguồn ước lượng là 6000, hay hơn thế.

- 27/11/1946 : Tướng Valluy, quyền cao ủy và quyền tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp (tạm thay D'Argenlieu về Pháp ít ngày), ra lệnh cho quân Pháp chiếm toàn bộ Hải Phòng và kiểm soát thuế quan.

- 30/11/1946 : Quân Pháp và tự vệ xung đột ở Đồ Sơn.

Quốc hội Việt Nam kêu gọi Quốc hội Pháp can thiệp để dàn xếp ổn thỏa các vụ xung đột ở Việt Nam.

- 3/12/1946 : Lính dù Pháp (lính mũ đỏ) phá Phòng thông tin ở Hà Nội, và có những hành động khiêu khích, như dàn hàng ngang đi giữa đường trêu ghẹo người đi đường.

-8/12/1946 : Các đoàn thể kêu gọi dân chúng đoàn kết ủng hộ Chính phủ, ở Hà Nội đào hầm, đục tường xuyên nhà nọ qua nhà kia cho dễ di chuyển, và tản cư ra khỏi thành phố.

- 15/12/1946 : Hồ chủ tịch gửi thông điệp cho Léon Blum, lãnh tụ đảng Xã hội, vừa được Quốc hội Pháp chỉ định làm thủ tướng mới, đề ra một số điều cụ thể để giải quyết tình hình bế tắc trước mắt. (Bức điện này cũng như các bức điện trước đó, bị Bộ chỉ huy của quân đội viễn chinh Pháp giữ lại ở Sài Gòn, và chỉ được chuyển về Paris, 11 ngày sau, khi chiến tranh đã lan rộng).

Cùng ngày, quân Pháp nổ súng, bắn vào công an tại vườn hoa Hàng Đậu, ném lựu đạn ở phố Hàm Long, khiêu khích tự vệ ở phố Trần Quốc Toản.

- 17/12/1946 : Léon Blum lập xong chính phủ mới. Moutet vẫn làm bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại, và tuyên bố là « có cảm giác là chưa bao giờ đô đốc D’Argenlieu tỏ dấu hiệu bất đồng với tôi về chính sách mà chúng tôi vẫn thi hành… », cái chính sách đó đã được D’Argenlieu khẳng định trước đông đảo nhà báo : « Phải cho dân Đông Dương biết rằng nước Pháp muốn có mặt ở Đông Dương. Nếu nước Pháp lưỡng lự hay trù trừ thì sẽ mất lòng tin ấy. Chúng ta phải đánh dấu ý muốn bằng cách duy trì lực lượng của ta ở đó ». (9)

Cũng ngày đó ở Hà Nội, lính Pháp và tự vệ xung đột phố Hàng Bún, 17 thường dân Việt Nam bị chết. Lính Pháp bắt cóc một số phụ nữ. Tại nhà máy điện Yên Phụ, nơi có tổ canh gác hỗn hợp Việt-Pháp, một lính Pháp bất thần nổ súng bắn chết một vệ quốc quân cùng đứng gác.

- 18/12/1946 : Thủ tướng Pháp Léon Blum cử bộ trưởng Moutet sửa soạn sang Đông Dương xem xét tình hình. (10)

Buổi trưa cùng ngày, bộ chỉ huy Pháp hạ tối hậu thư thứ nhất : « Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở đây sẽ bắt buộc phải dùng những phương tiện để bảo đảm sự an toàn của quân đội, của thường dân Pháp và của ngoại kiều. […] Những thứ gì có thể làm cản trở sự đi lại của quân đội Pháp sẽ phải phá hủy, nếu không thì quân đội Pháp sẽ tự phá lấy ». Buổi chiều cùng ngày, Bộ chỉ huy quân đội Pháp gửi tối hậu thư thứ nhì : « Trong ngày 18/12/1946, công an thành phố Hà Nội đã không làm tròn nhiệm vụ. Nếu tình trạng đó kéo dài thì quân đội Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm việc trị an ở Hà Nội chậm nhất là vào sáng 20/12/1946 ».

- 19/12/1946 : Sáng sớm, Bộ chỉ huy quân đội Pháp hạ tối hậu thư thứ ba : « Phải tước vũ khí của tự vệ tại Hà Nội. Phải đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến. Phải trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố ».

Kiều dân Pháp được Bộ tư lệnh Pháp cho mật lệnh tập trung ở vài khu gần trại lính Pháp để dễ bảo vệ. Lính Pháp bị cấm trại.

Khoảng 20 giờ, nổ súng. Toàn quốc Kháng chiến bắt đầu... (11)




Bùi Trọng Liễu


Chú thích :



(1)Nguồn : « Hai mươi năm qua: 1945-1964, sự việc từng ngày », Đoàn Thêm, nxb Nam-Chi Tùng-Thư, Sài Gòn 1966 ; « Leclerc et l’Indochine/Chronologie », trang trên mạng http//www.v1.paris.fr ; « Những chặng đường lịch sử», Võ Nguyên Giáp, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994 ; và các tài liệu khác dẫn trong chú thích dưới đây.

(2)Trong cuốn sách « Les Blancs s’en vont » (Người da trắng ra đi), nxb Albin Michel, Paris 1998, trang 35-39, tác giả Pierre Messmer – vốn là người theo De Gaulle từ đầu, sau này là thủ tướng Pháp (1972-1974) – tự bào chữa cho mình, và thú nhận rằng « Bản tuyên bố của Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp», ngày 24/3/1945 (Déclaration du gouvernement provisoire de la République française, đây là chính phủ của tướng De Gaulle vào thời gian mới giải phóng nước Pháp sau khi bị Đức Quốc xã chiếm đóng 1940-1944), là một kế hoạch không-thể-chấp-nhận-được nhằm tái lập thuộc địa (un programme inacceptable de recolonisation). Theo kế hoạch đó, thì Liên bang Đông Dương sẽ gồm năm xứ : Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Cao miên và Lào, với một chính phủ đứng đầu là một viên toàn quyền người Pháp. Chính ông Messmer viết rằng : từ ngày đảo chính Nhật 9/3/1945, không một người Việt Nam nào chấp nhận sự trở lại đô hộ của Pháp như thuở trước, và ông [Messmer] không bao giờ hiểu được tại sao tướng De Gaulle thuở ấy lại chấp nhận một Bản tuyên bố tai hại như vậy (une telle déclaration calamiteuse). Theo ông Messmer, tác giả của Bản tuyên bố này là toàn quyền (gouverneur) Laurentie, lúc đó là vụ trưởng vụ chính trị ở bộ Pháp quốc hải ngoại tức là Bộ thuộc địa (directeur des affaires politiques au ministère de la France d’outre-mer) ; nhưng chính ông này sau đó rất ân hận, và tìm cách « diễn giải » văn bản này theo một hướng tiến bộ hơn vào tháng 9 năm 1945, và do đó đã bị ông De Gaulle khiển trách nặng nề. Rồi ông kết luận rằng, rốt cục, ông chỉ thở phào hoàn toàn đồng ý với ông De Gaulle [về thái độ của nước Pháp đối với Đông Dương] ngày 1/9/1966, khi ông De Gaulle tuyên bố tại Pnom Pênh: « […] không có khả năng là các dân tộc châu Á chấp nhận sự áp đặt của người ngoài đến từ bên kia bờ biển Thái Bình Dương [nghĩa là Mỹ], dù cho với ý định nào và với vũ lực nào ». [Nguyên văn : […] il n’y a, d’autre part, aucune chance pour que les peuples d’Asie se soumettent à la loi de l’étranger venu de l’autre rive du Pacifique, quelles que puissent être ses intentions et si puissantes que soient ses armes]. Nghe ông Messmer kể như vậy, thì ông là người thức thời, nhất là khi ông luận về việc những người Pháp thời 1945-46 mù quáng từ chối cái từ « độc lập » mà mọi người Việt Nam ai ai cũng tha thiết. Có điều lạ là ông lại chính là một người đã giữ những chức vụ quan trọng liên quan đến việc người Pháp trở lại Đông Dương lúc đó : trưởng đoàn quân sự liên lạc về hành chính ở Viễn Đông (chef de la mission militaire de liaison administrative en Extrême Orient), nhảy dù xuống Bắc Bộ vào tháng 9 năm 1945, đoàn viên « đắc lực » của phái đoàn Pháp ở hội nghị Đà Lạt (10/4-11/5/1945) và hội nghị Fontainebleau (6/7-10/9/1946), đoàn viên của phái đoàn bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet đi thị sát Đông Dương (27/12/1946 tám ngày sau ngày toàn quốc kháng chiến), chánh văn phòng của cao ủy Đông Dương Bollaert bốn tháng sau, … Nhưng dù sao, ông Messmer và ông De Gaulle, đã « lương thiện » hơn vô số những người khác, không mảy may chấp nhận sự sai lầm của mình.

(3)đã kể trong chú thích (2).

(4)Về việc toán Castella (thiếu tá đặc phái viên của De Gaulle, nhảy dù xuống Hiền Sĩ cách Huế 25 km về phía Bắc vào cuối tháng 8/1945) bị bắt, có thể xem thêm trong cuốn “Người lính già Đặng Văn Việt, chiến sĩ đường số 4 anh hùng”, nxb Trẻ, 2004, (trang 88-94), ông Việt viết : Ngày 26/8/1945, đồng chí Hoàng Anh (nguyên bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên) cùng anh Phan Tử Lăng và một số cán bộ ra tận nơi xem xét tình hình.[…]. Chúng tự xưng là phái bộ của Đồng Minh, nhảy dù xuống để thi hành một sứ mệnh. Chưa phân biệt thực hư, đồng chí Hoàng Anh vẫn để bọn quân nhảy dù ở nguyên khu nhà chúng chiếm đóng […]. Linh tính cho một nguy cơ lớn sắp xảy đến, nếu hành động chậm trễ […]. Anh em đều thống nhất chủ trương mời một cuộc họp khẩn cấp toàn bộ lớp Thanh niên tiền tuyến. Anh em bàn tán rất sôi nổi và cử ngay một nhóm chỉ huy […]. Vì phải hành động hết sức khẩn trương, bí mật, nên không xin ý kiến hay phép của bất cứ ai.[…]. Anh em Thanh niên tiền tuyến biên chế thành 3 tiểu đội […], đi đều bước thẳng vào nơi đồn trú của tốp nhảy dù. […]. Ba đại diện tiến lên. […] tên quan tư [thiếu tá Castella] tiến lên như để đón tiếp quân ta. Khi giáp mặt, anh Lê Thiệu Huy dõng dạc nói to bằng tiếng Pháp : « Nhân danh Ủy Ban khởi nghĩa Trung Bộ, tôi chuyển đến ông một bức thư ». Khi tên quan tư kính cẩn đưa hai tay ra nhận thư, thì có một phát súng Mousqueton nổ ầm vang, làm chấn động cả bầu không khí. Lập tức anh Nguyễn Thế Lương rút khẩu súng lục từ trong túi, hét lên : « Đưa tay lên ! Các anh là tù binh ! ». Cùng lúc ấy, tôi và cả phân đội xông lên, bao vây kín bọn lính nhảy dù […]. Trong cặp của tên quan tư Castella […] tôi tìm ra một mật lệnh hết sức quan trọng , mà đến nay, tôi còn nhớ rành rọt từng câu chữ : [dịch] « Quan tư Castella có nhiệm vụ bắt liên lạc với Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh, với các lực lượng Pháp hải ngoại (FFE) và các lực lượng Pháp nội địa (FFI), để tổ chức chiếm lĩnh các công sở và thành lập [lại] chính quyền thuộc địa [bảo hộ] ở miền Trung Việt Nam. Tất cả các FFE và FFI đều phải đặt dưới quyền chỉ huy của quan tư Castella. [Ký] De Gaulle » . (Những chữ thẳng trong ngoặc [.] là của tôi (BTL) thêm vào cho rõ nghĩa). « Đồng chí Trần Hữu Dực hết sức vui mừng và hết lời khen ngợi chiến công vừa mới đạt được. Đồng chí nhận xét : Chỉ cần ta bị chậm một, hai ngày là bọn Pháp nhảy dù [này] có thể liên lạc được với Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh, các lực lượng Pháp ở hải ngoại, ở nội địa […]. Nếu lúc ấy mà ta phát động tổng khởi nghĩa cướp chính quyền, thì có thể hàng ngàn, vạn sinh mệnh đồng bào sẽ ngã gục dưới họng súng quân thù . [Hết phần trích].

Về việc bắt các ông Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh, ông Việt viết (trang 107-108) [trích]: Tôi và anh Nguyễn Thế Lương phụ trách bắt Ngô Đình Khôi. Anh Phan Hàm và Hà Đồng phụ trách bắt Phạm Quỳnh.[…] Tôi còn nhớ lúc ấy khoảng 11 giờ, bố con ông Ngô Đình Khôi đang ngồi bàn ăn cơm. […] Hai bố con đứng dậy ra đón. Tôi đưa tay chào nhà binh, đưa một phong bì thư và nói : " Vâng lệnh Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên-Huế, tôi đến mời hai ông lên gặp Ủy ban khởi nghĩa. Xin mời, xe đã sẵn sàng". [Đáp] : "Dạ dạ, xin vâng, vì đang ăn dở, xin phép ăn nốt bát cơm". Tôi đồng ý ngay và mời cứ ăn. Sau bữa cơm, hai bố con vào mặc áo the, khăn xếp chỉnh tề. Tôi mời ra xe. Trên đường về, xe không đến Tòa Khâm, trụ sở lúc ấy của Ủy ban khởi nghĩa, mà theo kế hoạch về thẳng nhà giam Phủ Doãn. Đến nơi, tôi bàn giao hai vị khách quý, ký vào giấy giao nhận rồi ra về. Số phận của hai cha con ông Ngô Đình Khôi về sau ra sao hoàn toàn tôi không hay biết. Tôi chỉ làm nhiệm vụ của người lính. Nhóm anh Phan Hàm cũng hoàn thành nhiệm vụ bắt ông Phạm Quỳnh và Nguyễn Tiến Lãng về tập trung ở nhà giam Phủ Doãn. [Hết phần trích].

(5) Về chi tiết sự việc này, xin xem bài « Nhân việc đưa hài cốt cựu hoàng Duy Tân về nước » mà tôi đăng trong báo Đoàn Kết (bộ cũ) số 393, 1987, dưới bút hiệu H.B., và báo Tổ quốc đăng lại trong số tháng 4/1988. Tôi có bổ sung sau đó và đăng lại trong cuốn sách của tôi « Tự sự của người xa quê hương », nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2004. Trong « Mémoires de guerre (1940-1945) », tập 3, nxb Plon, 1959, trang 230 và 231, ông De Gaulle viết: « Aux fins qui pourraient être utiles, je nourris un dessein secret. Il s'agit de donner à l'ancien empereur Duy-Tan les moyens de reparaitre, si son successeur et parent Bao-Dai se montre, en définitive, dépassé par les évènements.[...]. C'est une personnalité forte. [...]. Le 14 décembre, je le recevrai pour voir avec lui, d'homme à homme, ce que nous pourrons faire ensemble. Mais quelles que soient les personnes avec qui mon gouvernement sera amené à conclure les accords, je projette d'aller moi-même les sceller en Indochine dans l'appareil le plus solennel, quand le moment sera venu ».

(6)Có thể xem thêm cuốn sách « Chiang Kai-Shek, De Gaulle contre Hô Chi Minh », Viêt-Nam 1945-1946, của Lin Hua, nxb l'Harmattan 1994.

(7)Thuở đó, Hồ chủ tịch có câu nói tiếng Pháp : « Plutôt flairer la crotte des Français pendant cinq ans, que flairer celle des Chinois pendant mille ans » (Thà ngửi phân Pháp trong 5 năm, còn hơn ngửi phân Tàu trong ngàn năm). Câu này, các sách và tài liệu ở Việt Nam nay không ghi lại vì những lý do dễ hiểu, nhưng ông Messmer có nhắc lại trong cuốn sách đã dẫn trên của ông ta, và ông ta dùng chữ « merde » (cứt) khiễm nhã hơn chữ « crotte » (phân) nhiều. Riêng tôi, thuở ấy còn nhỏ (chưa đầy 12 tuổi), nhưng tôi còn nhớ rõ ở Hà Nội thiên hạ kháo nhau về câu nói tiếng Pháp ấy và đa số cho là Hồ chủ tịch có lý. Tất nhiên, trong khung cảnh lúc ấy, « Tàu » đây là Tàu Tưởng, chưa phải là « anh em môi [hở] răng [lạnh] » sau này, nhưng gì gì đi nữa, vẫn có câu hỏi giả thử như lúc ấy mấy chính khách quốc gia theo « Hoa quân nhập Việt » mà thành lập chính phủ, liệu nước Việt Nam ngày nay có là một thứ Tây Tạng không ?

(8)Hình như lá cờ của « Nam kỳ quốc » này là màu vàng với 3 sọc màu lam chạy suốt chiều dài. Nếu đúng vậy thì nó khác với lá cờ « quẻ càn », màu vàng với 3 sọc đỏ chạy suốt chiều dài, của « Quốc gia Việt Nam » thời ông Bảo Đại trở lại ký kết với Pháp trong vùng tạm chiếm, và sau này là cái cờ của « Việt Nam Cộng hòa » của chế độ ông Ngô Đình Diệm và sau đó.

(9)Về thái độ và cách cư xử của Léon Blum trong những ngày này, có thể xem thêm lời chứng của ông Raymond Aubrac trong cuốn hồi ký của ông : « Où la mémoire s’attarde », nxb Odile Jacob.

(10)Ngày 22/12/1946 Moutet mới lên đường, và 26/12/1946 đến Sài Gòn. Dù sao, Moutet cũng là một trong đám người đẩy Việt Nam vào thế cùng. Ngày nay cũng còn có người cả tin nghĩ rằng giá phía Việt Nam « kiên nhẫn » đợi thêm vài ngày (vì ông Léon Blum đã lập chính phủ mới) thì không xảy ra chiến tranh !

(11) Những năm gần đây, có những sử gia hoặc nhà báo, nhà văn nước ngoài đặt mốc khởi đầu chiến tranh Pháp-Việt vào thời điểm khác, thí dụ như vào ngày 23/11/1946 khi quân đội Pháp nã pháo vào Hải Phòng. Nhưng những lý luận loại này có phần khiên cưỡng, bởi vì : Hoặc là chiến tranh bắt đầu khi có đụng độ chết người, thì sự đó đã xảy ra ở thời điểm khác rồi, hoặc là chiến tranh chỉ kể bắt đầu từ lúc nổ súng ở khắp mọi nơi (như vậy chiến tranh chỉ có thể kể từ 19/12/1946), còn nếu kể chiến tranh bắt đầu từ lúc có cuộc « đụng độ chết nhiều người », vậy thì đặt cái « chỉ tiêu » con số người chết là bao nhiêu để có thể kể là chiến tranh bắt đầu từ vụ việc Hải Phòng ? Hay là chiến tranh Pháp-Việt thực ra đã bắt đầu từ ngày quân viễn chinh Pháp đổ bộ vào Nam Bộ (nếu coi Nam Bộ hoàn toàn là đất của Việt Nam, theo cách nhìn của người Việt Nam), hoặc là chiến tranh Pháp-Việt đã bắt đầu từ ngày quân Tàu Tưởng rút hết đi phía Bắc để cho quân Pháp vào thay thế, nghĩa là từ ngày 25/6/1946 khi tướng Lư Hán và bộ hạ rút về Tàu (nếu coi Nam Kỳ – đất mà triều đình nhà Nguyễn đã ký nhường cho Pháp làm thuộc địa – « hơi » khác Bắc Kỳ và Trung Kỳ là đất bảo hộ) ? Ngoài ra, cũng có những tác giả, thí dụ như nhà văn Antoine Audouard, trong bài « L'Indochine, ni gloire ni honte » (Đông Dương, không vinh quang mà cũng không hổ thẹn ), đăng trên báo Le Monde ngày 27/11/2006, cho tôi cảm tưởng là ông ta đem chuyện sau, để giảm trách nhiệm của chuyện trước, khi ông ta viết : « Avec cynisme, l'excellent démocrate qu'est le président Abdelaziz Bouteflika l'a bien compris, qui nous force au silence sur ses crimes présents au nom de nos crimes passés ; les Vietnamiens n'agissent pas autrement, signant avec leurs ennemis d'hier des pactes économiques ou financiers qui enterrent non seulement un regard sur des millions de victimes de ce qui fut aussi une guerre civile, mais aussi les droits politiques fondamentaux de leurs citoyens d'aujourd'hui » (tóm tắt đại ý là Việt Nam – cũng như tổng thống Bouteflika nước Algérie ngày nay – dùng chuyện những tội ác ngày xưa của chúng ta [Pháp] để buộc chúng ta phải im lặng về những tội ác ngày nay [Việt Nam] đối với hàng triệu nạn nhân của một cuộc chiến tranh, mà cũng là một cuộc nội chiến, và đối với những quyền chính trị cơ bản của công dân họ). Viết vậy, khác nào như « viết lại lịch sử », hay là « viết sử-giả-tưởng (histoire-fiction) ». Vậy thì cũng có thể nào viết : « Nếu » Pháp và Việt Nam thuở đó mà cộng tác thành thực, thì đã chẳng có quốc trưởng Bảo Đại, đã chẳng có việc 1950 cụ Hồ phải đi Trung Quốc, Liên Xô để gặp Mao và Staline, rồi đã chẳng có chỉnh quân, chỉnh huấn, chẳng có cải cách ruộng đất, chẳng có hiệp định Genève chia cắt, chẳng có chế độ ông Diệm, chẳng có thuyền nhân, và biết đâu cũng chẳng có cả CHXHCNVN, và như vậy thì chẳng có hàng triệu nạn nhân của một cuộc chiến tranh và chẳng có vấn đề trù dập những quyền chính trị cơ bản ? Ai đáng trách ai ?

http://213.251.176.152:8080/diendan/phe-binh-nghien-cuu/1946-2006/

-----

HCM vào đcs quốc tế từ thập niên 1920 !!
HCM nhận tiền của cs quốc tế để làm việc : 100 $usd/tháng
Làm gì mà có thành thật ở HCM và Pháp: 2 bên lợi dụng lẫn nhau !

Câu hỏi, Lý luận này cần xem lại !!
Gặp mâu thuẫn về mục đích thầm kín và thời biểu thì sẽ đánh nhau thôi !
------
Re: Một cuộc hỏi cung? (Điểm: 0)
by nói leo (đị cầu) ngày 17-03-2006
nói leo
đị cầu

Ngày 11/11/1945, Hồ CHí MInh long trọng tuyên bố giải tán đảng cộng sản và cam kết không theo đuổi ý hướng chính trị nào ngoài ước mong vì dân vì nước. Vì thế mà sau này nhân dân Hà nội, nhân dân Việt nam đã đồng ý cho Hồ lãnh đạo cuộc chiến tranh chống Pháp. Nếu như nhân dân Việt nam may mắn sớm biết được hành động trên của Hồ chỉ là "màu săc yêu nuóc", một mưu mô gian xảo của Hồ chí Minh, nếu như nhân dân Việt nam biết Hồ sẽ giết nguời hàng loạt qua cái gọi là "cải cách ruộng đất" thì chắc chắn sẽ không có Hồ & đcsvn trong vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống Pháp ấy, "thì hồ chí minh và vài chục tên đàn em lấy gì để đánh nhau với pháp đây". (Nguồn: tố hữu, hà nội) .

Nói cách khác, sự việc HCM tuyên bố giải tán đảng công sản Việt nam như nêu trên để lừa gạt nhân dân Hà nội, lừa gạt nhân dân Việt nam hầu đươc nhân dân VN chấp nhận cho Hồ và đcsvn tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp, đã cho thấy một sự thật không thể chối cãi là ngay từ ngày đàu tiên nhân dân Việt nam đã không ưa thích, không ham muốn, không chấp nhận Hồ & cộng sản & chủ nghĩa xã hội, hoàn toàn trái với luận điệu bịp bợm sau này của cộng sản những là toàn dân VN đồng lòng theo Hồ và đảng csvn chống Pháp để sau đó đi theo Hồ trên con đuòng "xây dựng chủ nghĩa xã hội".

Nếu sau đó đã có nhũng lời, chữ hoan hô HCM & cộng sản được nói lên thì hoặc vì những bát cơm bị cộng sản giựt ngang, treo lơ lửng ngoài tầm tay người dân nghèo khó để dụ dỗ, lừa gạt họ nói lên, hoặc vì những họng súng, luỡi lê của những tên khủng bố aka công an nhân dân kè kè bên hông, sau lưng người dân khiến họ phải nói lên, hoặc vì kẻ nào đó đưọc cùng đứng trong hàng ngũ một thiểu số những đảng viên có chức có quyền để đuọc quyền thả ga hiếp đáp trấn lột nhân dân, ăn cắp quốc khố.

Vả chăng, chính là Hồ chí Minh và đcsvn đã chào mời Pháp vào VN. Quân thực dân Pháp đến Hà nôi ngày 19-5-1946 đuọc Hồ & đcsvn long trọng tiếp đón. Để che dấu hành động quỵ luỵ chào đón Pháp, để ép buộc nhân dân hà nội phải treo cờ đỏ sao vàng mừng đón quân Pháp như quân Pháp mong muốn, Hồ & đcsvn đã lừa bịp nhân dân Hà nội, bằng cách phao tin "ngày 19-5 là sinh nhật Bác hồ, nhân dân phải treo "quốc kỳ" mừng sinh nhật bác".

dcv=

-----

Lịch sử VN cận đại: Đôi dòng về Ngày "Quốc Khánh" 2 tháng 9 by quengheo

TÓM TẮT GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CẬN ĐẠI VN

Thursday, May 17, 2007

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu: ĐBQH không nên tự ti

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu: ĐBQH không nên tự ti
16:30' 02/05/2007 (GMT+7)

(VietNamNet)- "Đã là đại biểu Quốc hội thì dù là Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh hay là giáo viên cấp 1, doanh nhân… đều bình đẳng, đều có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau với tư cách là đại biểu của nhân dân". Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu trả lời bạn đọc Báo Điện tử Đảng Cộng sản và Tuổi trẻ trong cuộc đối thoại trực tuyến kéo dài 2 giờ với chủ đề “Một Quốc hội của dân, do dân, vì dân” sáng nay, 2/5.

"Chúng tôi đã phải hỏi ý kiến Phó Chủ tịch trước khi đưa ra 3 trong số gần 40 câu hỏi và quyết định không "né" bất kỳ câu nào", TBT Báo Điện tử Đảng Cộng sản nói sau cuộc đối thoại.

Ông Đào Duy Quát không tiết lộ 3 câu hỏi mà ông phải hỏi ý kiến vị khách mời buổi đối thoại trực tuyến là gì, nhưng ông không giấu vẻ hài lòng vì tất cả các câu hỏi được cho là nhạy cảm nhất đều đã được đặt lên bàn Phó Chủ tịch QH, chỉ một ngày trước khi mở màn các cuộc tiếp xúc với cử tri của 876 ứng cử viên ĐBQH khóa mới và 18 ngày trước khi bỏ phiếu.

Có vẻ như Phó Chủ tịch QH, đồng thời cũng là trưởng tiểu ban tuyên truyền cuộc bầu cử lần này đã đối thoại một cách thoải mái với 34 người đặt câu hỏi cho ông, trong đó người trẻ nhất mới 20 tuổi, sẽ đi bỏ phiếu lần đầu tiên vào ngày 20/5 tới.

Là ĐBQH, thủ tướng bình đẳng với giáo viên tiểu học

Có thể nói, các câu hỏi của bạn đọc Báo Điện tử Đảng Cộng sản và Tuổi trẻ đều thể hiện mối quan tâm sâu sắc của cử tri đến hoạt động lập pháp, chức năng giám sát của QH, chất lượng của đại biểu cũng như kỳ vọng lớn lao của mình đối với hoạt động QH khóa tới.

Ngay ở câu hỏi đầu tiên về việc nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc giữa cử tri và ĐBQH mà bạn Nguyễn Thị Thanh cho rằng "vẫn được tổ chức theo đoàn và có chuẩn bị", ông Nguyễn Văn Yểu đã thẳng thắn: "Không ai hạn chế việc đại biểu tiếp xúc cử tri... ĐBQH không nên tự ti, không nhất thiết mình phải là lãnh đạo cấp cao hay nắm một chức vụ gì ở địa phương thì việc tiếp xúc cử tri mới có trọng lượng. Đã là đại biểu Quốc hội thì dù là Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh hay là giáo viên cấp 1, doanh nhân… đều bình đẳng, đều có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau với tư cách là đại biểu của nhân dân".

Nhiều bạn cũng gửi đến vị lãnh đạo kỳ cựu của QH những băn khoăn về chất lượng ĐBQH, đặc biệt là đại biểu kiêm nhiệm. Theo ông Yểu, trên thế giới không phải tất cả các Quốc hội các nước đều có 100% đại biểu chuyên trách cả. "Ở Việt Nam, số đại biểu chuyên trách đã tăng lên đáng kể. Quốc hội khóa XI đã có 25% tổng số đại biểu Quốc hội chuyên trách. Sắp tới, chúng ta sẽ nâng dần lên 30% và hơn nữa. Nhưng theo tôi, Quốc hội Việt Nam chỉ nên có tối đa 50% đại biểu chuyên trách. Có như vậy thì Quốc hội mới đại biểu được cho ý chí của toàn dân, đại biểu cho các tầng lớp, các địa phương, các giai cấp, các tôn giáo, các dân tộc", ông Yểu nói.

Phó Chủ tịch QH cũng cho rằng, với đại biểu kiêm nhiệm, theo quy định của pháp luật thì ít nhất phải có 30% số thời gian trở lên làm việc cho Quốc hội. Nhưng vấn đề quan trọng là phải thu xếp công tác, thường xuyên đổi mới phương thức làm việc mới để nâng cao chất lượng hoạt động.

Ở phương Tây, đảng viên cũng phải tuân theo quy định của đảng mới được ra ứng cử

Khóa XII phải vượt qua cái bóng của khóa XI

"Các câu hỏi đều rất sắc sảo, chứng tỏ sự kỳ vọng của nhân dân vào QH khóa XII. Đó cũng là một thách thức đối với QH khóa XII. "Cầu" tăng thì cung cũng phải cải thiện, thì mới vượt qua được thách thức này".

Nhận xét của Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sỹ Dũng sau khi tham dự buổi đối thoại.

Nhiều khúc mắc liên quan đến cuộc bầu cử lần này cũng được bạn đọc gửi đến cuộc đối thoại. Về số người tự ứng cử được HN hiệp thương 3 giới thiệu ít, ông Yểu cho rằng nguyên nhân đã "rất rõ ràng", chủ yếu trên cơ sở sự tín nhiệm của cử tri và tự cân nhắc của người tự ứng cử.

"Đương nhiên cũng có trường hợp là đảng viên do phải tập trung vào công việc đang làm, nên cấp ủy có ý kiến chỉ đạo là không nên ứng cử, mà đã là đảng viên thì phải chấp hành theo ý kiến chỉ đạo của cấp ủy".

"Việc ứng cử đại biểu Quốc hội là quyền của công dân. Nếu công dân đó là đảng viên thì ngoài quyền và nghĩa vụ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, còn phải tuân thủ quy định của điều lệ Đảng".

Phó Chủ tịch QH cũng nói thêm: "Không riêng gì ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, cả các nước phương Tây theo chế độ đa đảng, thì nhất thiết đảng viên của họ phải được sự đồng ý của Đảng mới được tự ra ứng cử".

Ứng viên không ai tranh ai

Trước các câu hỏi về công tác tiếp xúc cử tri của các ứng viên sẽ diễn ra vào mấy ngày tới , ông Yểu khẳng định:: ’Ở Việt Nam, không có tranh cử mà chỉ có vận động bầu cử. Bầu cử khác với tranh cử, ứng cử viên không ai tranh ai, khi thực hiện vận động thì không làm phương hại đến lợi ích chung của các cơ quan, đơn vị khác".

Hiện nay, chúng ta đang trong giai đoạn vận động bầu cử của ứng cử viên, việc vận động bầu cử thông qua vận động cử tri, trả lời phỏng vấn báo chí nhưng vấn đề bầu cử này cần tiếp tục đổi mới để thiết thực hơn, ứng cử viên cũng phải thực hiện đầy đủ năng lực, trình độ của mình trước cử tri để cử tri biết được. Đương nhiên, cử tri của ta cũng rất tinh nên nói nhiều, hứa nhiều chưa chắc đã thành công mà quan trọng là ở hiệu quả thiết thực. Đây là bước hệ trọng để cử tri nắm đầy đủ thông tin, cân nhắc để bầu cho ứng cử viên nào làm đại biểu Quốc hội.

Không chỉ quan tâm đến chất lượng ĐBQH, bạn đọc cả nước còn chú ý đến phẩm chất của họ, mà cụ thể là sự trong sạch và tinh thần chống tham nhũng của ứng cử viên ĐBQH khóa này. Câu hỏi nêu ra là: "Nếu có vị sau khi trúng cử nhưng được xác minh là có tham nhũng thì sẽ xử lý như thế nào?". Ông Nguyễn Văn Yểu trả lời dứt khoát: "Nếu sau khi đã được công bố chính thức, được trúng cử, trở thành đại biểu Quốc hội nhưng có đơn khiếu nại và có kết luận đúng thì đương nhiên cũng phải xem xét và xử lý".

"Sau khi đã bầu cử rồi, người ứng cử mới chỉ được cấp giấy chứng nhận đã trúng cử chứ chưa trở thành đại biểu Quốc hội. Chỉ khi Ủy ban Thường vụ QH trình QH xem xét để QH ra nghị quyết công nhận tư cách đại biểu, thì người đó mới trở thành đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp đã trở thành ĐBQH rồi mà có hành vi tham nhũng thì sẽ bị xử lý theo pháp luật".

Tuyệt đối không ai được "gợi ý" trong bầu cử

Trả lời báo giới sau cuộc đối thoại trực tuyến, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu nói:

Tôi rất vui khi được trực tiếp cử tri cả nước nêu lên trong buổi sáng hôm nay. Tôi thấy nổi lên vấn đề rất tốt là cử tri quan tâm đến hai yêu cầu mà Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đề ra, cũng như chúng ta phải thực hiện bằng được trong cuộc bầu cử này là đảm bảo thật sự dân chủ và theo đúng quy định của pháp luật. Tất cả câu hỏi tôi thấy đều xoay quanh cái đó. Trong thực tế, với tư cách là một lãnh đạo Quốc hội, một thành viên của Hội đồng bầu cử trung ương, cũng như trưởng tiểu ban tuyên truyền bầu cử Quốc hội khóa 12, thì tôi thấy rằng hai yêu cầu này chúng ta đã quán triệt từ đầu và có sự chỉ đạo sít sao trong suốt quá trình chuẩn bị.

Đối với mỗi cuộc bầu cử, có hai nhóm vấn đề ta cần quan tâm. Thứ nhất ai sẽ là ứng cử viên và thứ hai là cử tri thực hiện quyền bầu cử như thế nào.

Trong chuẩn bị nhân sự, kỳ này ta rất coi trọng hai thiết chế. Thứ nhất đã là quốc hội thì phải là người tiêu biểu của các tầng lớp dân cư, các ngành, các giới, các địa phương, của các cơ quan, tổ chức xã hội. Đương nhiên chúng ta rất coi trọng tiêu chuẩn. Những người tiêu biểu của các ngành, các giới được cơ quan tổ chức giới thiệu ứng cử thì tôi thấy quá trình xét chọn rất dân chủ, bao giờ cũng xuất phát từ sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác mà các cơ quan, tổ chức giới thiệu.

Thứ hai, đối với người không được cơ quan, tổ chức giới thiệu, nhưng nếu tự cân nhắc đủ tiêu chuẩn đại biểu thì làm thủ tục tự ứng cử. Cho đến giờ tôi chưa được thông tin phàn nàn rằng thủ tục ứng cử rườm rà, tất cả đều thuận lợi. Có lẽ chỉ nước ta thuận lợi. Ở các nước, ứng cử tự do hoặc phải đặt cược một số tiền nhất định, hoặc phải thu thập đủ chữ ký, chứ không phải cứ đến cơ quan tổ chức bầu cử nhận hồ sơ.

Nhóm vấn đề thứ hai chúng ta làm rất tích cực là tiếp tục vận động bầu cử của các ứng cử viên theo hướng bình đẳng. Dù là bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh hay cô giáo, doanh nghiệp phải đảm bảo bình đẳng. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri ai nói trước, ai nói sau cũng phải theo thứ tự A, B, C. Thời lượng nói trên truyền hình, phát thanh, hay trả lời phỏng vấn trên báo quy định phải như nhau. Ủy ban bầu cử cũng như Hội đồng bầu cử trung ương chỉ đạo giám sát rất chặt chẽ.

Một việc nữa là yêu cầu của kỳ này đảm bảo thực sự dân chủ và đúng pháp luật là đối với việc thực hiện quyền bầu cử. Việc bầu cử phải tự mình thực hiện. Muốn thực hiện tốt thì cử tri phải hiểu ứng cử viên trong đơn vị mình là ai, phẩm chất thế nào. Tự cử tri lựa chọn, tuyệt đối không có ứng cử viên "quân xanh, quân đỏ". 5 ứng cử viên, ai trúng cũng được, vấn đề là cử tri tự quyết định, tuyệt đối không ai được quyền gợi ý, tác động. Tôi tin rằng kỳ này ta thực hiện được như vậy.

Trường hợp của ứng cử viên Nguyễn Bá Thanh, vì sao bây giờ vẫn có đoàn thanh tra đi kiểm tra lại nội dung tố cáo?

Tôi không có thông tin về việc tiếp tục thanh tra. Nhưng việc tiếp tục thanh tra cũng là điều bình thường. Nếu sau khi trúng cử mà tiếp tục có kết luận vi phạm thì chúng ta vẫn có thể xử lý được.

Có ứng cử viên là giám đốc doanh nghiệp ở Hà Nội hỏi họ có quyền lồng ghép thông tin của mình trong nội dung quảng cáo của doanh nghiệp không?

Khi đã là ứng cử viên thì phải tuân theo quy định của luật bầu cử đại biểu Quốc hội. Ứng cử viên ứng cử ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử ở tỉnh thành phố đó. Các báo ở Trung ương không được tham gia vào vận động bầu cử, không được phỏng vấn ứng cử viên. Không phải anh có lợi thế gì thì sử dụng lợi thế đó để vận động. Tôi lấy ví dụ: Tổng công ty có tạp chí riêng thì cũng không đ ược sử dụng tạp chí để vận động bầu cử cho mình. Doanh nhân ứng cử ở đơn vị nào thì phải tham gia hội nghị tiếp xúc cử tri do Ủy ban MTTQ Việt Nam ở tỉnh thành phố đó tổ chức. Muốn trả lời trên báo thì phải về tỉnh.

Nếu vi phạm quy định về vận động bầu cử thì sẽ xử lý thế nào?

Tùy theo mức độ, cao nhất là tư cách ứng cử viên sẽ bị xem xét.


Vân Anh
VNN
-------------------------------------------
- Hồ hỡi đi bầu quốc hội ngày 20/5/2007
- YÊU NƯỚC KHÔNG THỂ CÙNG YÊU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
- Quốc Hội, Đảng Và Dân Tộc
- Chỉ có một con đường : thư gởi ông VV Kiệt
- Xã hội dân sự tự do dân chủ, ứng cử bầu cử tự do
- Về VVK: Vài lời của người đọc và nghe
- 2005: Về bức thư đóng góp ý kiến của cựu Thủ tướng...
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2007/05/690502/

Bầu cử QH: Vẫn ít người ngoài Đảng

Bầu cử QH: Vẫn ít người ngoài Đảng

Lê Quỳnh
BBC Việt ngữ, Bangkok


Dự kiến cuộc bầu cử Quốc hội sẽ diễn ra ngày 20-5
Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến tỉ lệ đại biểu Quốc hội (QH) ngoài đảng trong cuộc bầu cử tháng Năm sẽ là 50 người, chiếm 10% số thành viên QH.
Như thế tỉ lệ này gần như không đổi so với số lượng thành viên từ cuộc bầu cử QH năm 2002.

Bầu cử QH, sự kiện chính trị quan trọng nhất của năm 2007, nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của đảng Cộng sản cầm quyền.

Tuy vậy, ngay trong nội bộ đảng cũng xuất hiện một số ý kiến nói nên tăng số lượng người ngoài Đảng.

Người ngoài Đảng

Trong Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu QH khóa XII diễn ra ở Hà Nội, một số người đề nghị tăng số đại biểu ngoài Đảng lên 20%.

Ông Phan Khắc Hải - chủ tịch Hội Xuất bản, in, phát hành sách VN - được dẫn lời: “Tôi không tán đồng cơ cấu chỉ có 10% ĐB là người ngoài Đảng. Tôi đề nghị phải nâng tỉ lệ này lên 20%”.

Gần đây, ông Nguyễn Đình Hương, một nhân vật cao cấp trong đảng nay đã nghỉ hưu cũng có bài trên báo Việt Nam nói đến nhu cầu dân chủ hóa qua Quốc hội.

Trong hệ thống một đảng ở Việt Nam, các ứng viên có thể không cần là đảng viên cộng sản, nhưng họ phải nhận được sự đồng ý của Mặt trận Tổ quốc.

Và giống như mọi ứng cử viên khác, họ cũng phải bày tỏ sự trung thành với chính phủ và đảng Cộng sản.

Thống kê của cuộc bầu cử Quốc hội năm 2002 cho thấy tỉ lệ người ngoài Đảng đã giảm từ 14.7% (66 ghế) xuống còn 10.2% (51 ghế).

Chỉ có hai trong số 13 đại biểu tự ứng cử là thành công.

Trong cuộc bầu cử ngày 19-5-2002, có 759 ứng cử viên ra tranh 498 ghế trong QH.

Nhà chức trách nói 99.73% trong tổng số 50 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070226_assembly_selection.shtml

Có nên đi bầu cử hay là không?

Có nên đi bầu cử hay là không?

Phạm Mai Hoa
Viết từ Hưng Yên


Phạm Mai Hoa "Đảng Cộng Sản vẫn điều khiển quốc hội"
Thời gian qua, qua theo dõi những vấn đề liên quan đến cuộc bầu cử Quốc hội (QH) sắp tớ chúng ta có thể nhận thấy về cơ bản QH khoá 12 vẫn là QH của ĐCSVN, tức là ĐCS vẫn điều khiển QH một cách tuyệt đối.
Điều này là dễ hiểu vì thành phần trong QH số đông vẫn là quan chức trong bộ máy công quyền (và cũng là ĐVCS).

Chỉ cần so sánh số đại biểu ngoài đảng đã bị không chế trong 10 % trước khi cuộc bầu cử sắp diễn ra, so với số còn lại thì thử hỏi các ĐBQH sẽ hoạt động và tranh luận như thế nào?

Mà giả sử có tranh luận gay gắt thì cuối cùng cũng không thắng nổi số đông (của đảng) qua biểu quyết bất cứ một điều luật nào.

Các ĐVCS ngoài đi họp QH còn có các cuộc họp kín với nhau, họ phải tuân thủ các nghị quyết đảng của họ (ví dụ như ông Đặng Hùng Võ khi có ý kiến của đảng là phải rút khỏi danh sách tự ứng cử…).

Đó là chưa nói đến trình độ của các ĐB… Cho nên về cơ bản QH vẫn hoạt động như các nhiệm kỳ trước, cho dù có tăng số đại biểu chuyên trách.

Những người mong muốn cải cách chính trị ở VN đã kỳ vọng vào cuộc bầu cử Quốc hội lần này sẽ có nhiều các ứng cử viên tự do.

Đặc biệt là trong số đó sẽ có các nhà đấu tranh cho dân chủ hoặc ít ra là mở rộng thành phần ngoài đảng.

Nhưng với 223 người đăng ký tự ứng cử mà phần đông trong số đó cũng lại là ĐVCS, sẽ khó có cơ hội cho những người tự ứng cử theo đúng nghĩa của nó.

Chúng ta hãy cùng xem lại chuyện này ngõ hầu có thể đánh giá thực chất hơn về cải cách bầu cử và hoạt động của QH trong thời gian tới.

Như chũng ta đã biết, có hai cách đấu tranh chính để xã hội VN trở thành một xã hội dân chủ như đại đa số các nước trên thế giới:

Cách thứ nhất là đòi tự do báo chí, đòi đa đảng ngay lập tức. Những người chọn cách này đã họp nhóm lại, tuyên bố thành lập đảng và ra cương lĩnh hành động.

Cách này động chạm trực tiếp đến những đặc quyền đặc lợi mà giới nắm thực quyền đang thao túng, kiểm soát mọi mặt trong xã hội, cho nên luôn gặp phải sự theo dõi và khống chế gắt gao nhất.

Mặt khác các hạt nhân của phong trào này chưa có uy tín trong xã hội nên cũng chưa được giới trí thức và một bộ phận dân chúng hưởng ứng.

Họ có thể bị ghép vào bất cứ tội danh nào, trong đó có tội gây mất an ninh, mất đoàn kết dân tộc và nặng hơn là tội phản bội Tổ quốc.

Có vẻ họ đang ở thế cô trong một xã hội mà con người luôn có thói quen ỉ lại, phó mặc mọi cái cho chính quyền.

Giới trí thức có thể có ngầm ý ủng các nhà dân chủ thì việc lôi kéo được họ tham gia hay không thì lại là một chuyện khác.

Dù sao họ cũng đã là một lực lượng và đang đấu tranh đòi dân chủ trong mối tương quan lực lượng không cân sức.

Trong cái bối cảnh mà ngay cả Mỹ, một quốc gia luôn muốn truyền bá và áp đặt tư tưởng dân chủ lên các nước cũng còn đang bị sa lầy ở khắp mọi nơi.

Có chăng chỉ một vài các tổ chức phi chính phủ và cơ quan ngoại giao ở cấp nào đó lên tiếng lấy lệ.

Chính quyền CSVN lại có nhiều kinh nghiệm để hoá giải mọi sự bao vây, gây sức ép từ bên ngoài.

Điều quan trọng nhất đối với các nhà đấu tranh cho dân chủ là họ phải được một bộ phận dân chúng và giới trí thức trong nước ủng hộ.


Phải chăng giới trí thức đang quay lưng lại với họ? Hay là do các nhà đấu tranh cho dân chủ đã nhận tài trợ từ nước ngoài, đấu tranh cho dân chủ trở thành vận động nói xấu bôi nhọ… nên không được số đông trí thức ủng hộ? Hoặc có thể do họ đấu tranh công khai quá sớm chăng?

Đây có thể là những toan tính quá nóng vội và cũng là cái cớ để chính quyền CS khống chế họ.

Cách thứ hai là vận động đấu tranh trong lòng xã hội VN. Lực lượng trí thức trong nước đã và đang phát triển rất mạnh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

Chính họ do được đào tạo từ nhiều nguồn, cộng thêm những trải nghiệm trong một thời đại hội nhập diễn ra nhanh chóng, đã phát hiện ra những bất cập từ trong lòng xã hội.

Họ đã và đang gây áp lực ngày càng mạnh trên các mặt báo, trên các diễn đàn và trên nghị trường của Quốc hội để buộc chính quyền và ĐCS phải thay đổi.

Cách này sẽ làm cho VN trở thành một nước dân chủ chậm hơn nhưng lại giữ cho đất nước luôn luôn ổn định, xã hội không có bạo động bạo loạn; Quan chức dễ bề tham nhũng nhũng nhiễu.

Đồng thời những vẫn nạn của xã hội tồn đọng hết năm này qua năm khác và chẳng bao giờ biết mẫu hình dân chủ nhằm tới là đâu.

Nếu để ý trên các mặt báo và truyền hình hiện nay, chúng ta thấy đã có rất nhiều các bài viết, các cuộc trả lời phỏng vấn… mà trong đó các trí thức và cả một số quan chức đã có những phát biểu bộc lộ quan điểm mạnh dạn xung quanh cuộc bầu cử Quốc hội lần này.

Đây là tín hiệu đáng mừng vì giới trí thức đã không còn sợ sệt hay thờ ơ với thời cuộc.

Để ý kỹ hơn ta cũng thấy, nhiều trí thức và cả các quan chức đương nhiệm không ít lần nói đến các cụm từ như ‘dân chủ’, ‘đa nguyên’, ‘tự do báo chí’…

Theo quy luật của tự nhiên thì phải có cạnh tranh thì mới có phát triển. Xã hội con người cũng không tránh khỏi quy luật đó.

Để có sự cạnh tranh trong chính trị thì lại phải có đa đảng và tự do báo chí. Tôi không hiểu VN sẽ đấu tranh chống tiêu cực và cải cách thủ tục hành chính… như thế nào nếu thiếu hai điều kiện trên.

Từ xưa đến nay các vụ tham nhũng lớn ở VN đều do chính người dân và các nhà báo phát hiện. Trong khi ở bất cứ thời điểm nào cũng có các cơ quan chuyên về phòng chống tham nhũng.

Rồi cả một bộ Công an đồ sộ mà không phát hiện ra các vụ tham nhũng thì kể cũng là lạ. Cũng đã có những dư luận cho rằng chính họ đang đồng loã với tham nhũng nhũng nhiễu.

Riêng tôi rất đồng ý với luồng dư luận hiện nay rằng, việc ông Nguyễn Phú Trọng thay ông Nguyễn Văn An làm Chủ tịch QH là một bước thụt lùi hoạt động QH của VN.

Mỗi lần ông phát biểu đều ít nhiều mang tính áp đặt và đầy tính bảo thủ.

Ông cũng hay có những lời nói làm ảnh hưởng đến chính sách đại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên tiến trình dân chủ hoá đất nước ở VN đã đang trên bệ phóng, nó có thể nhanh hay chậm chứ không một thế lực hoặc cá nhân nào có thể ngăn cản nổi.

Giới trí thức sẽ không làm ngơ để những lãnh đạo bảo thủ muốn làm gì thì làm.

Bởi xét cho cùng, các nhà lãnh đạo của VN hiện nay đều không có tính chính danh. Họ tự bầu bán, giàn xếp với nhau rồi mang ra Quốc hội của đảng thông qua.

Với QH của VN hiện nay thì các đại biểu cũng phải “gật” chứ còn biết làm thế nào? Mấy ý kiến “trái chiều” cũng chỉ để lấy lệ chứ không thể làm thay đổi được các nghị quyết của ĐCS.

VN hiện nay vẫn tồn tại kiểu sử dụng cán bộ không giống ai, vẫn là tình trạng cờ đến tay người ấy phất, vẫn là sự phân chia trong nội bộ ĐCS (người dân không có quyền).

Sự chênh lệch về trình độ, về kinh nghiệm cũng như về uy tín giữa những lãnh đạo hiện thời với nhiều trí thức khác ở trong nước là không đáng kể.

Nếu ở một môi trường có tính cạnh tranh bình đẳng thì chưa biết ai hơn ai, chẳng qua là họ không hề có cơ hội mà thôi.

Một khi ‘anh’ làm lãnh đạo không phải qua dân bầu thì tiếng nói của anh đối với giới trí thức không có tính thuyết phục, nhất là trong thời đại hội nhập hiện nay.

Chưa kể ‘anh’ để cho xã hội loạn: Quan chức thì giàu có hết sức phi lý; Công chức bình thường không tham nhũng được thì sống với mức lương rẻ mạt không đủ nuôi sống gia đình; Sự phân hoá giàu nghèo là bởi tham nhũng, bởi quyền hành chứ không phải bởi tài năng…

Thật khó mà thuyết phục giới trí thức trong hoàn cảnh như vậy!

Lẽ ra trong QH giới trí thức phải ngày càng phản ứng quyết liệt hơn, các Đại biểu QH sẽ tranh cãi ngày càng càng căng thẳng hơn chứ không “đoàn kết” như từ xưa đến nay.

Đến lúc đó tất nhiên để thông qua một điều luật nào đó sẽ ngày càng phức tạp hơn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận dân chúng trong xã hội.

Thật kỳ quặc là các điều luật hiện nay đều do các quan chức ngồi phòng giấy soạn thảo.

Chúng hoàn toàn xa rời với thực tiễn cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là đối với tầng lớp thấp cổ bé họng như nông dân và công nhân.

Nhưng điều này lại không thể xảy ra khi trong QH các đại biểu số đông lại là những người đương quyền chức và là ĐVCS.

Trở lại với các nhà dân chủ, trong danh sách của khối 8406 chúng ta thấy hơn 2000 người. Vậy trong tổng số 223 người tự ứng cử trên cả nước thì có mấy ‘nhà dân chủ’?

Điều này thôi cũng phản ánh thực lực của họ là như thế nào. Nếu như họ mong muốn có một tờ bào độc lập (nhưng không được chấp thuận) thì họ lại bỏ qua diễn đàn rất quan trọng là Quốc hội hay sao?


Mặc dù vẫn biết rằng với 10% người ngoài đảng trong QH thì xác suất để các nhà dân chủ trúng cử là rất ít.

Cho nên theo tôi, cải cách dân chủ ở VN phải do chính giới trí thức trong nước làm đầu tầu.

Ngoài ra phải kể đến những người đương quyền đương chức có tư tưởng tiến bộ.

Nó chỉ đến khi chính giới trí thức không có cái nhìn về chính trị một cách quá ấu trĩ, những người không thoả hiệp hay đồng loã với một nền chính trị độc tài phản khoa học.

Cho đến tận bây giờ tôi cũng không biết là mình có nên tham gia bỏ phiếu bầu cử QH lần này hay không.

Qua phân tích những gì đang diễn ra tôi vẫn chưa thấy có gì mới trong ứng cử, bầu cử để mà từ đó có cái nhìn lạc quan hơn về đổi mới hoạt động của QH.

Hiện trên Đài truyền hình VN và Đài tiếng nói VN đang hàng ngày phát đi thông điệp kêu gọi mọi người đi bầu cử.

Nếu tôi không đi bầu thì cũng chẳng ảnh hưởng lắm đến tỷ lệ cử tri đi tham gia bỏ phiếu, vì ở VN vẫn có câu rằng: “vắng cô thì chợ vẫn đông, cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui” cơ mà.

Quan trọng nhất tôi thấy lá phiếu bầu của mình không hề có giá trị, mặc dù tôi tự nghĩ rằng mình cũng có ý thức và muốn làm nghĩa vụ của một công dân như các công dân khác trên thế giới.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/04/070402_vietelection.shtml

880 ứng cử viên Quốc hội

880 ứng cử viên Quốc hội


Quốc hội Việt Nam có 500 đại biểu

Sau ba vòng hiệp thương, danh sách 880 ứng cử viên chính thức đã được chốt lại cho kỳ bầu cử Quốc hội tiến hành ngày 20/5 tới.
Từ danh sách này, các cử tri sẽ lựa chọn ra 500 đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII.

Trong số 880 ứng cử viên, 165 người là do trung ương đề cử xuống các địa phương. Thành ra có hiện tượng một số cử tri chỉ 'mang máng' biết về ứng cử viên khu vực mình khi đi bỏ phiếu.

Chỉ có 30 người tự ứng cử lọt vào danh sách 880 ứng cử viên trên.

Nếu không kể số ứng cử viên do Trung ương đưa ra, tỷ lệ người ngoài đảng trong số các ứng cử viên là 20%. Thế nhưng nếu tính cả các ứng cử viên Trung ương thì tỷ lệ người ngoài đảng sẽ giảm nhiều nữa.

Trong số các ứng cử viên địa phương, gần 39% là phụ nữ.

Bầu nhân sự cấp cao

Theo thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII sẽ được tổ chức vào giữa tháng Bảy.

Nhân sự sẽ là chủ đề quan trọng nhất trong kỳ họp này.

Quốc hội sẽ quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ, phê chuẩn việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ cũng như danh sách các thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

Tuy nhiên, người ta không trông đợi có thay đổi gì đáng kể.

Ngoài ra, kỳ họp thứ nhất cũng sẽ xem xét kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Thế nhưng sẽ không có chất vấn và trả lời chất vấn.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/04/070419_na_elex.shtml

Bầu cử Quốc hội, thực trạng và giải pháp

Bầu cử Quốc hội, thực trạng và giải pháp

Nguyễn Tiến Trung
Sinh viên cao học tại Pháp

Mặt Trận Tổ Quốc đã làm xong hiệp thương vòng ba. So sánh kết quả những người tự ứng cử trong tổng số ứng cử viên, người ta không khỏi giật mình.
Từ 238 người tự ứng cử lúc đầu, đến bây giờ chỉ còn lại 30 người trên 876 ứng cử viên, tỷ lệ là 3,4%.

846 người được đề cử đến từ "các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước ở Trung uơng và địa phương ". Như vậy, đây là 846 người đại diện cho Đảng cộng sản, cũng là đại diện cho Nhà nước chứ không phải là đại diện cho dân.

Xem kỹ lại mới thấy, ở Hiệp thương vòng ba, các thành viên Mặt Trận Tổ Quốc, một bộ phận của đảng cộng sản có quyền quyết định cuối cùng về danh sách ứng cử viên. Các ứng cử viên bị loại hoàn toàn không có cơ hội để đảo ngược kết quả. Quyền lựa chọn đại biểu Quốc hội của người dân thực chất lại rơi vào tay một thiểu số người.

Việc hiệp thương sai phạm này đã loại bỏ nhiều ứng cử viên tâm huyết, có uy tín trong dân như luật sư Lê Công Định, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ,…. Đồng thời, nó cũng làm cho nhiều người khác nản lòng như bộ trưởng Trương Đình Tuyển, cựu bộ trưởng Đặng Hùng Võ, …

Rõ ràng, những người lãnh đạo không tin dân và không dám trao cho dân quyền làm chủ đất nước. Đảng cộng sản đang kêu gọi "đoàn kết dân tộc", nhất là với đồng bào hải ngoại. Thế nhưng, đảng cộng sản lại chưa chịu "đoàn kết" với chính người dân trong nước, những người chỉ được đảng cho phép tỉ lệ đại diện 3,4% trong tổng số ứng cử viên.

Chất lượng luật thấp và thi hành luật tùy tiện

Tháng 11/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí chỉ thị 37/CP nghiêm cấm báo chí tư nhân trong khi điều 69 Hiến pháp quy định rất rõ ràng là công dân có quyền tự do báo chí.

Báo chí Nhà nước đăng tin một chiều, vu khống, xúc phạm đến những người ủng hộ và cổ vũ dân chủ, trong đó có các bạn thanh niên, sinh viên.

Những việc này vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng vì điều 71 Hiến pháp nói rõ "Công dân được pháp luật bảo vệ về danh dự và nhân phẩm", và điều 72 có ghi "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật".


Vi phạm Hiến pháp và pháp luật như thế, nhưng Quốc hội hoàn toàn không lên tiếng gì.

Điều 69 Hiến pháp cũng khẳng định quyền tự do lập hội của người dân. Tuy nhiên đến giờ này, Quốc hội vẫn chưa thể ra nổi bộ luật về "Quyền tự do lập hội".

Có thể kể ra thêm là Nghị định 31/CP về quản chế hành chính do cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ban hành từ tháng 4/1997. Nghị định này cho phép chính quyền tùy tiện giam giữ người dân. Nó cũng vi phạm điều 68 Hiến pháp về quyền tự do đi lại của người dân.

Sau khi thi hành được 10 năm, gần đây, dưới áp lực của nước ngoài, chính phủ Việt Nam mới hủy bỏ. Trong hai nhiệm kỳ Quốc hội, không một đại biểu nào lên tiếng về chuyện này.

Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan đã công khai nhìn nhận : “Vấn đề nằm ở hệ thống pháp luật không thích ứng và bất nhất, thủ tục hành chánh phức tạp, và quản trị chồng chéo và nhập nhằng.”

Nguyên nhân

Thể chế độc đảng là nguyên nhân chính yếu nhất. Độc đảng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Các cấp lãnh đạo và báo chí trong nước đã nêu lên nhiều nguyên nhân nhưng đều lảng tránh nguyên nhân cốt lõi này.

Lý do là vì khi chỉ có một đảng cầm quyền trong một quốc gia, đảng đó làm ra luật pháp và thực thi luật pháp. Vì không thể có kiểm soát và cân bằng quyền lực nên đảng đó đứng trên luật pháp. Những người lãnh đạo thực thi pháp luật tùy tiện, từ đó dẫn đến muôn ngàn tệ nạn như lạm quyền, độc quyền, tham nhũng, lấy của bắt người trái phép, …

Nhìn tổng quát thì cả đảng nhưng thực chất chỉ có thiểu số những người lãnh đạo đảng cộng sản đứng trên luật pháp, còn những đảng viên cộng sản bình thường thì phải tuân theo chỉ thị của cấp trên. Điều đáng chú ý ở đây, hầu hết những đảng viên cộng sản vô tình trở thành tấm đệm để tạo điều kiện hay giúp cho những người lãnh đạo đứng trên pháp luật, làm ăn phi pháp.

Giải pháp

Như cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói, cần để các ứng cử viên Quốc hội tự ứng cử và để người dân lựa chọn, nghĩa là cần phải chấm dứt việc can thiệp sai phạm vào tiến trình ứng cử, bầu cử của Mặt Trận Tổ Quốc, cơ quan của đảng cộng sản.


Cùng với việc sinh hoạt chính trị lành mạnh, đa nguyên, cần thực hiện ngay tự do báo chí như đã quy định trong Hiến pháp. Việc này vô cùng cần thiết để chống tham nhũng, tiêu cực.



Ngoài ra, cần phải để các đảng chính trị sinh hoạt công khai, dân chủ, như cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói : "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả".

Thực hiện được những việc này, chắc chắn sẽ chọn được người tài giỏi gánh vác việc nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã bày tỏ rõ quan điểm : "Để chọn người có tâm có tài vào bộ máy Nhà nước, không có cách nào khác là phải dân chủ".

Cùng với việc sinh hoạt chính trị lành mạnh, đa nguyên, cần thực hiện ngay tự do báo chí như đã quy định trong Hiến pháp. Việc này vô cùng cần thiết để chống tham nhũng, tiêu cực.

Khi Việt Nam có tự do báo chí, người dân trong và ngoài nước mới có thể an tâm về sự phục vụ đúng đắn của các vị lãnh đạo quốc gia. Từ đó mới có thể khởi động tiến trình đoàn kết dân tộc và đất nước mới phát triển một cách lành mạnh, đúng theo ý nghĩa của "hội nhập thành công, phát triển bền vững".

Những giải pháp trên đây cần được thực thi ngay lập tức vì nó hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp hiện hành của nước ta. Những hành động vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và pháp luật đang diễn ra như bầu cử độc đảng không nên tiếp tục nữa.

Bầu cử độc đảng có nghĩa là dân không có lựa chọn nào khác ngoài chính sách của đảng độc quyền. Do đó, tại sao người dân phải đi bầu khi kết quả bầu cử không thay đổi được gì cả ?

Theo ý tôi, rất cần thiết và cấp bách, các vị lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam nên tôn trọng sự thật, xin lỗi toàn dân vì những sai lầm phạm phải, chấp nhận sinh hoạt chính trị lành mạnh để cùng nhau đi tới như đã thực hiện thành công ở Nam Phi, vì "chỉ có sự thật mới có thể để quá khứ yên nghỉ " (Nelson Mandela).

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/05/070507_na_nguyentientrung.shtml

'VN không có chế độ tranh cử'

02 Tháng 5 2007 - Cập nhật 09h07 GMT


'VN không có chế độ tranh cử'


Buổi đối thoại diễn ra vào sáng thứ Tư 2/5

Ba tuần trước kỳ bầu cử Quốc hội khóa XII, tổ chức vào ngày 20/5, phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Yểu có cuộc đối thoại trực tuyến với bạn đọc của báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc đối thoại diễn ra vào đầu giờ sáng thứ Tư 2/5, kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ.

Trả lời câu hỏi: "Thực tế hiện nay Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất hay là Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng?", ông Nguyễn Văn Yểu nói cần phân biệt hai vấn đề.

"Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam với đại diện cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, theo điều 4 Hiến pháp 1992 là lãnh đạo Nhà nước và xã hội."

"Đảng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, nhưng Đảng không làm thay nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước."

Theo ông Nguyễn Văn Yểu, trong hệ thống Nhà nước, Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhân dân sẽ thực hiện 3 chức năng cơ bản là lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng nhất.

"Quốc hội không quy định số đại biểu ngoài Đảng là 10%, mà quy định ít nhất là 10%. Như vậy có nghĩa là số đại biểu ngoài Đảng có thể nhiều hơn số 10%."

Quá trình bầu chọn

Có ý kiến thắc mắc: "Ở Việt Nam cử tri thậm chí không biết mặt người được ứng cử là ai, họ đã, đang và sẽ làm được gì cho dân, cho nước".

Ông Nguyễn Văn Yểu trả lời: "Ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử mà là vận động bầu cử và theo quy định".

"Bầu cử khác với tranh cử, ứng cử viên không ai tranh ai, khi thực hiện vận động thì không làm phương hại đến lợi ích chung của các cơ quan, đơn vị khác. Có thể nói tốt về các đại biểu khác hoặc các cơ quan khác nhưng ứng cử viên không được nói gì phương hại đến ứng cử viên khác."


Đảng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, nhưng Đảng không làm thay nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước.


Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu

"Họ có thể đề ra chương trình hành động hoặc hứa hẹn trước nhân dân, trước cử tri để vận động bầu cử."

Theo quy định của Luật Bầu cử Việt Nam, chậm nhất 25 ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử Trung ương phải công bố toàn bộ danh sách ứng cử viên.

Danh sách ứng cử viên Quốc hội XII đã được công bố hôm 24/4, đúng quy định.

Ông Nguyễn Văn Yểu nói "hiện nay đang là giai đoạn tuyên truyền, giới thiệu về các ứng cử viên".

"Các địa phương hiện nay cũng đang và sẽ tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri của ứng cử viên đối với cử tri ở đơn vị bầu cử. Trong cuộc tiếp xúc cử tri đó, các ứng cử viên sẽ trình bày chương trình hoạt động của mình."

Tuy nhiên như vậy, giai đoạn tuyên truyền giới thiệu với các công việc như tiếp xúc cử tri, trình bày chương trình hoạt động và vận động bầu cử chỉ được thực hiện trong thời gian chưa đầy một tháng.

Việt kiều không thể ứng cử

Trả lời câu hỏi của một người sống ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài nhưng đồng thời vẫn giữ quốc tịch Việt Nam; về việc tự ứng cử, ông Yểu nói:

"Đã nhập quốc tịch nước ngoài, đồng thời vẫn còn quốc tịch Việt Nam, thì trường hợp này không đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và mọi quyền như là công dân chỉ có một quốc tịch."

"Trong trường hợp này thì không thể có điều kiện để làm nghĩa vụ quân sự, và cũng không có điều kiện để tự ứng cử đại biểu Quốc hội."



Đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì không đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và mọi quyền như là công dân chỉ có một quốc tịch Việt Nam.



Một vấn đề khác mà nhiều người quan tâm, là con số người tự ứng cử qua ba vòng hiệp thương giảm đi nhiều. Ông Nguyễn Văn Uyển bình luận rằng ông "thấy việc này cũng bình thường".

"Nguyên nhân đã rất rõ ràng, chủ yếu trên cơ sở sự tín nhiệm của cử tri và tự cân nhắc của người tự ứng cử."

Ông nói, cũng có trường hợp là đảng viên "do phải tập trung vào công việc đang làm, nên cấp ủy có ý kiến chỉ đạo là không nên ứng cử, mà đã là đảng viên thì phải chấp hành theo ý kiến chỉ đạo của cấp ủy."

"Khi Đảng đồng ý, chấp nhận thì mới thực hiện quyền tự ứng cử."

Theo ông, "không riêng gì ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, cả các nước phương Tây theo chế độ đa đảng, thì nhất thiết đảng viên của họ phải được sự đồng ý của đảng mới được tự ra ứng cử."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/05/070502_na_elex_webchat.shtml

Lập danh sách chính thức 877 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XII

Cả nước hoàn thành hiệp thương lần thứ ba:
Lập danh sách chính thức 877 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XII
00:19:01, 16/04/2007

Đến tối 15.4.2007, theo thống kê ban đầu, 64 tỉnh, thành phố trong cả nước hoàn thành tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, là thời hạn chót theo luật định, căn cứ vào tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần và số lượng được bầu đã lựa chọn trong số 1.155 người trong danh sách sơ bộ để lập danh sách chính thức 712 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XII.

Nếu tính cả 165 ứng cử viên do các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở Trung ương giới thiệu, cả nước bước đầu xác định (chưa đầy đủ) danh sách chính thức có 877 ứng cử viên ĐBQH khóa XII (trong đó có hơn 200 người tự ứng cử) để bầu 500 đại biểu. Hầu hết các ứng cử viên ĐBQH khóa XII đều có học vấn đại học, trong đó nhiều người có học vấn trên đại học, tỷ lệ nữ chiếm 37,5%, dân tộc thiểu số chiếm 21,4%, tôn giáo chiếm 1,1%.

Theo kế hoạch, sau hội nghị hiệp thương lần thứ ba, danh sách ứng cử viên chính thức sẽ được gửi đến Ủy ban Bầu cử các tỉnh, thành phố ngày 20.4. Trước ngày 25.4, Hội đồng bầu cử lập và công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử. Từ ngày 3 đến 16.5, các ứng cử viên sẽ gặp gỡ cử tri ở đơn vị mình ứng cử để thực hiện quyền vận động bầu cử thông qua MTTQ.

(Theo TTXVN)

Thông tin tuyên truyền

Thông tin tuyên truyền

Sách ''Quốc hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân'' (11/05/2007)
Để cung cấp tư liệu cho công tác biên tập tuyên truyền ở cơ sở, Cục Văn hoá Thông tin cơ sở phát hành cuốn sách “Quốc hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.


Xem chi tiết..

Tổ chức và hoạt động của Quốc hội (Tài liệu phục vụ tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII) (10/05/2007)
Nhằm góp phần phục vụ công tác tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, Trung tâm Thông tin - Thư viện và Nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc hội đã khẩn trương tổ chức biên soạn tài liệu "Tổ chức và hoạt động của Quốc hội".


Xem chi tiết..

Báo cáo của Tiểu ban Tuyên truyền sơ kết công tác tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII (Từ ngày 10/2/2007 đến 30/4/2007) (04/05/2007)
Triển khai công tác tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, theo chỉ đạo của Hội đồng bầu cử, Tiểu ban tuyên truyền đã được thành lập theo Quyết định số 02/2007/QĐ/HĐBC gồm 14 thành viên


Xem chi tiết..

Báo cáo hoạt động của Tiểu ban Tuyên truyền Bầu cử ĐBQH Khóa XII (Từ ngày 17/4/2007 đến 27/4/2007) (04/05/2007)
Tiếp tục triển khai Kế hoạch công tác tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII, trong thời gian từ 17/4/2007 đến 27/4/2007, Tiểu ban tuyên truyền đã tiến hành các hoạt động sau đây:


Xem chi tiết..

Báo cáo hoạt động của Tiểu ban Tuyên truyền Bầu cử ĐBQH Khóa XII (Từ ngày 25/3/2007 đến ngày 16/4/2007) (23/04/2007)
Tiếp tục triển khai Kế hoạch công tác tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII, hoạt động tuyên truyền về cuộc bầu cử trong thời gian cuối tháng 3 đầu tháng 4 đã diễn ra với nhịp độ khẩn trương, tích cực


Xem chi tiết..

Báo cáo hoạt động của Tiểu ban Tuyên truyền Bầu cử ĐBQH Khóa XII (Từ ngày 10/3/2007 đến ngày 24/3/2007) (29/03/2007)
Công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII trong thời gian qua đã được tiến hành khẩn trương chu đáo, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng ...


Xem chi tiết..

Báo cáo hoạt động của Tiểu ban Tuyên truyền Bầu cử ĐBQH Khóa XII (đến ngày 9/3/2007) (29/03/2007)
Tiểu ban đã tích cực và khẩn trương triển khai các hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm nội dung và tiến độ tuyên truyền cho cuộc bầu cử, cụ thể ...


Xem chi tiết..

Kế hoạch số 821/KH-BVHTT ngày 14-3-2007 của Bộ Văn hoá - Thông tin về triển khai công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII (26/03/2007)


Xem chi tiết..

Hướng dẫn số 19-HD/TTVH ngày 14-2-2007 của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương về công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII (05/03/2007)
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X); Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII;


Xem chi tiết..

Đề cương giới thiệu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (03/03/2007)
(Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 31/2001/QH10 ngày 25-11-2001 của Quốc hội khóa X, Kỳ họp thứ 10).


Xem chi tiết..

Các tin đã đưa...
Hướng dẫn một số điểm về việc tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH khóa XII (03/03/2007)
Kế hoạch triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII (03/03/2007)
Các mốc thời gian tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII (03/03/2007)
Tuyên truyền và cổ động bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII (03/03/2007)
Trình tự bầu cử (03/03/2007)
Trách nhiệm của cử tri trong quá trình bầu cử (03/03/2007)
Các bước hiệp thương (03/03/2007)
Hướng dẫn khai hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội (03/03/2007)
Hồ sơ ứng cử (03/03/2007)
Quyền bầu cử và ứng cử của công dân (03/03/2007)

Hỏi-Đáp bầu cử 12

Hỏi-Đáp bầu cử
hoi dap

LỜI GIỚI THIỆU
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII là công tác trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta trong năm 2007. Bầu cử còn là ngày hội của toàn dân và toàn quân ta.
Thông qua việc bầu cử đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước sẽ lựa chọn bầu những đại biểu xứng đáng đại diện cho ‎ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội sẽ thay mặt nhân dân thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.
Tham gia ứng cử và bầu cử đại biểu Quốc hội là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong việc xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội là ngày hội của toàn dân, có ý nghĩa chính trị to lớn trong đời sống xã hội của đất nước.
Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức và cử tri cả nước trong quá trình bầu cử, Văn phòng Quốc hội biên soạn cuốn "Hỏi đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII" nhằm cung cấp thông tin một số vấn đề về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; những nội dung liên quan đến quá trình từ chuẩn bị bầu cử đến kết thúc cuộc bầu cử.
Việc biên soạn cuốn sách chắc chắn còn có những thiếu sót, và có thể chưa đề cập hết các vấn đề bạn đọc quan tâm. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của bạn đọc để cuốn sách tốt hơn, đầy đủ hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
Hướng dẫn:
Nhấn con trỏ chuột vào câu hỏi để xem nội dung câu giải đáp tương ứng

MỤC 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

Câu 1: Vị trí, chức năng của Quốc hội được pháp luật quy định như thế nào?
Câu 2: Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Câu 3: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII có ý nghĩa chính trị như thế nào?
Câu 4: Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?
Câu 5: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành theo những nguyên tắc nào?
Câu 6: Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là gì?
Câu 7: Thế nào là nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử?
Câu 8: Thế nào là nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
Câu 9: Thế nào là nguyên tắc bỏ phiếu kín?
Câu 10: Quyền bầu cử là gì? Những ai có quyền bầu cử?
Câu 11: Quyền ứng cử là gì? Những ai có quyền ứng cử?
Câu 12: Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội là gì?
Câu 13: Thế nào là bầu cử dân chủ, đúng pháp luật?
Câu 14: Uỷ ban thường vụ Quốc hội có vai trò như thế nào đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội?
Câu 15: Chính phủ có vai trò như thế nào đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội?
Câu 16: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò như thế nào trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội?
Câu 17: Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp có vai trò như thế nào trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội?
Câu 18: Uỷ ban nhân dân các cấp có vai trò như thế nào trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội?
Câu 19: Kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Câu 20: Tổng số đại biểu Quốc hội khóa XII được bầu là bao nhiêu người?
Câu 21: Việc phân bổ đại biểu Quốc hội của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do ai dự kiến và theo căn cứ nào?
Câu 22: Số đại biểu là người dân tộc thiểu số là bao nhiêu?
Câu 23: Số đại biểu là phụ nữ là bao nhiêu?
Câu 24: Đơn vị bầu cử là gì? Việc ấn định số đơn vị bầu cử và danh sách các đơn vị bầu cử được tiến hành như thế nào?
Câu 25: Khu vực bỏ phiếu là gì? Việc phân chia đơn vị bỏ phiếu được tiến hành như thế nào?
MỤC 2
CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ
Câu 26: Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội gồm những tổ chức nào?
Câu 27: Hội đồng bầu cử được thành lập khi nào? Thành phần, số lượng thành viên Hội đồng bầu cử được quy định như thế nào?
Câu 28: Hội đồng bầu cử có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Câu 29: Uỷ ban bầu cử được thành lập khi nào? Thành phần, số lượng thành viên Uỷ ban bầu cử được quy định như thế nào?
Câu 30: Uỷ ban bầu cử có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Câu 31: Ban bầu cử được thành lập khi nào? Thành phần, số lượng thành viên Ban bầu cử được quy định như thế nào?
Câu 32: Ban bầu cử có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Câu 33: Tổ bầu cử được thành lập khi nào? Thành phần, số lượng thành viên Tổ bầu cử được quy định như thế nào?
Câu 34: Tổ bầu cử có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Câu 35: Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử có được vận động cho những người ứng cử không?
Câu 36: Các tổ chức phụ trách bầu cử làm việc theo chế độ nào?
Câu 37: Các tổ chức phụ trách bầu cử chấm dứt hoạt động khi nào?
Câu 38: Các tổ chức phụ trách bầu cử trưng tập người giúp việc như thế nào?
MỤC 3
CỬ TRI
Câu 39: Cử tri là ai ?
Câu 40: Cách tính tuổi để ghi vào danh sách cử tri ?
Câu 41: Những người nào không được ghi tên vào danh sách cử tri?
Câu 42: Trường hợp nào được bổ sung vào danh sách cử tri?
Câu 43: Trường hợp nào bị xoá tên khỏi danh sách cử tri?
Câu 44: Việc lập danh sách cử tri được tiến hành như thế nào?
Câu 45: Việc niêm yết danh sách cử tri được tiến hành như thế nào?
Câu 46: Trình tự, thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị về danh sách cử tri được thực hiện như thế nào?
Câu 47: Cử tri đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền bầu cử ở nơi khác không ?
MỤC 4
NGƯỜI ỨNG CỬ
Câu 48: Người nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội?
Câu 49: Thế nào là người được giới thiệu ứng cử và thế nào là người tự ứng cử?
Câu 50: Hồ sơ ứng cử gồm những gì?
Câu 51: Thời hạn nộp hồ sơ ứng cử là bao lâu?
Câu 52: Việc tiếp nhận hồ sơ ứng cử được thực hiện như thế nào?
Câu 53: Thời hạn gửi, lập và công bố danh sách những người ứng cử được quy định như thế nào?
Câu 54: Danh sách những người ứng cử gồm những thông tin gì phải ghi rõ?
Câu 55: Số người ứng cử đại biểu Quốc hội ở đơn vị bầu cử được quy định như thế nào?
Câu 56: Trước khi lập danh sách những người ứng cử, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào có trách nhiệm xác minh, trả lời các vụ việc mà cử tri nêu lên đối với người ứng cử?
Câu 57: Sau khi công bố danh sách những người ứng cử, các khiếu nại và tố cáo về người ứng cử và các khiếu nại, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử được giải quyết như thế nào?
Câu 58: Thời hạn tạm ngưng việc xem xét khiếu nại, tố cáo đối với người ứng cử được quy định như thế nào?
Câu 59: Người ứng cử đại biểu Quốc hội có thể là thành viên của các tổ chức phụ trách bầu cử được không?
Câu 60: Vận động bầu cử là gì? Phải bảo đảm những yêu cầu gì?
Câu 61: Việc vận động bầu cử được tiến hành bằng những hình thức nào?
Câu 62: Hội nghị tiếp xúc cử tri trong vận động bầu cử do ai tổ chức và có những nội dung gì?
Câu 63: Việc vận động bầu cử trên các phương tiện thông tin đại chúng được quy định như thế nào?
Câu 64: Các cơ quan báo chí có trách nhiệm gì đối với việc vận động bầu cử?
MỤC 5
HIỆP THƯƠNG, LỰA CHỌN NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Câu 65: Hội nghị hiệp thương là gì ? Ai triệu tập và chủ trì?
Câu 66: Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương được tổ chức khi nào? Thành phần và nội dung Hội nghị?
Câu 67: Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tổ chức khi nào? Thành phần và nội dung Hội nghị ?
Câu 68: Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội như thế nào?
Câu 69: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội như thế nào?
Câu 70: Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ương được tổ chức khi nào? thành phần và nội dung Hội nghị?
Câu 71: Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tổ chức khi nào? thành phần và nội dung Hội nghị?
Câu 72: Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác đối với người ứng cử được tiến hành như thế nào?
Câu 73: Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử được tiến hành như thế nào?
Câu 74: Nội dung và chương trình của Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú là gì?
Câu 75: Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương như thế nào?
Câu 76: Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương do cơ quan nào tổ chức? Thời gian và nội dung Hội nghị?
Câu 77: Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do cơ quan nào tổ chức? Thời gian và nội dung hội nghị?
MỤC 6
BẦU CỬ VÀ BỎ PHIẾU
Câu 78: Ngày bầu cử được quy định như thế nào? Trong trường hợp nào thì hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định? ai có quyền quyết định?
Câu 79: Việc bỏ phiếu được bắt đầu và kết thúc khi nào? việc bỏ phiếu có thể bắt đầu sớm và kết thúc sớm hoặc muộn hơn không? ai có quyền quyết định?
Câu 80: Phòng bỏ phiếu được trang trí như thế nào?
Câu 81: Nội quy phòng bỏ phiếu được quy định như thế nào?
Câu 82: Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử có phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri không?
Câu 83: Người không tự mình viết được phiếu bầu có được nhờ người khác viết hộ hay không?
Câu 84: Hòm phiếu phụ là gì? Trong trường hợp nào thì dùng hòm phiếu phụ?
Câu 85: Những sự kiện bất ngờ làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu được xử lý như thế nào?
Câu 86: Việc kiểm phiếu được tiến hành theo thủ tục nào? Những ai có quyền kiểm phiếu? Những ai được chứng kiến việc kiểm phiếu?
Câu 87: Những phiếu nào là phiếu hợp lệ?
Câu 88: Những phiếu nào là phiếu không hợp lệ?
Câu 89: Các khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu được giải quyết như thế nào?
Câu 90: Biên bản kiểm phiếu của Tổ bầu cử gồm những nội dung gì?
Câu 91: Biên bản xác định kết quả bầu cử của Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử gồm những nội dung gì?
Câu 92: Nguyên tắc xác định người trúng cử được quy định như thế nào?
Câu 93: Bầu cử thêm là gì và phải tuân theo những thủ tục, trình tự nào?
Câu 94: Bầu cử lại là gì và phải tuân theo những thủ tục, trình tự nào?
Câu 95: Trong trường hợp nào thì Hội đồng bầu cử ra quyết định huỷ bỏ kết qủa bầu cử ở đơn vị bầu cử ?
Câu 96: Biên bản xác định kết quả bầu cử ở địa phương của Uỷ ban bầu cử gồm những nội dung gì?
Câu 97: Biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước gồm những nội dung gì và việc công bố kết quả bầu cử, danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội được tiến hành như thế nào?
Câu 98: Thời hạn giải quyết các khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử được quy định như thế nào?
Câu 99: Bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội là gì và phải tuân theo những thủ tục, trình tự nào?
Câu 100: Vi phạm pháp luật về bầu cử là gì?
Câu 101: Cơ quan nào có trách nhiệm xử lý các vi phạm pháp luật về bầu cử ?

PHẦN THỨ HAI:
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG QUÁ TRÌNH BẦU CỬ
Câu 102: Sau khi đã hết thời hạn hiệp thương lần thứ hai thì có thể bổ sung hoặc thay đổi danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội đã lập qua hiệp thương lần thứ hai để đưa vào hiệp thương lần thứ ba được không?
Câu 103: Người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đã qua hiệp thương và được đưa vào danh sách sơ bộ những người ứng cử thì có được đưa vào danh sách chính thức những người ứng cử không?
Câu 104: Một người có thể đồng thời là đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội không?
Câu 105: Công dân Việt Nam cư trú và làm việc ở nước ngoài trở về Việt Nam trước ngày bầu cử đại biểu Quốc hội có được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội không?
Câu 106: Việc xác định một người có quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào?
Câu 107: Đối với những trường hợp người bị tâm thần nhưng không có điều kiện tổ chức khám và xác nhận của cơ quan y tế thì có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không?
Câu 108: Người bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không?
Câu 109: Trường hợp người vừa câm, vừa điếc lại không biết chữ thì có được ghi tên vào danh sách cử tri hay không?
Câu 110: Việc xác định người mất trí trong khi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân được tiến hành như thế nào?
Câu 111: Việc ký tên và đóng dấu thẻ cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân được quy dịnh như thế nào?
Câu 112. Nếu thẻ cử tri trước đây do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký tên, đóng dấu, nay vị Chủ tịch đó do sai phạm, khuyết điểm đã bị cách chức, đình chỉ hoặc thôi giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thì những thẻ cử tri đó còn giá trị không?
Câu 113: Địa phương có thể thành lập thêm các tổ chức trung gian ở xã, phường, thị trấn và ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để giúp các Ban bầu cử tập hợp kết quả bầu cử được không?
Câu 114: Tổ bầu cử được thành lập không có đại diện của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc có hợp lệ không?
Câu 115: Sau khi kiểm phiếu xong, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu cử và các phương tiện khác được giao cho cơ quan nào?
Câu 116: Thẻ cử tri sau khi công dân đã bỏ phiếu xong thì xử lý như thế nào?
Câu 117: Người ứng cử đại biểu Quốc hội kê khai tài sản như thế nào?