1.(H_qhx) 4.(H_stls) 10.(H_mt) 11.(H_qh)

Tuesday, June 12, 2007

1959, Đảng ta ra Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (Khoá II)

1959, Đảng ta ra Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (Khoá II)

.: Tiền Phong Online :.
Sau đó, anh Lê Duẩn gọi tôi và Trần Quang Huy đến giúp anh viết một số ý kiến bổ sung vào bản dự thảo cuối cùng Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (Khóa hai) ...www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=82719&ChannelID=2

VietNamNet - "Lê Duẩn - Một tư duy sáng tạo không ngừng..."
Tiếp đó, tháng 1 năm 1959, Đảng ta ra Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (Khoá II) mà anh là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị giao cho việc chỉ ...vietnamnet.vn/psks/2006/07/588857/

Thành Tín: Hoa xuyên tuyết V
ở ông, sự tự khẳng định mình có lúc đi đến chổ tự kiêu và chủ quan, ông vẫn nghĩ rằng chủ trương dùng bạo lực được đưa vào nghị quyết Trung ương lần thứ 15 ...www.ykien.net/bnbthxt5.html

[DOC]
BẢN TỔNG HỢP THẢO LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG (Ghi theo băng ghi âm) Buổi ...
Format de fichier: Microsoft Word - Version HTMLBáo cáo với Quốc hội, Chính phủ đã sơ kết 3 năm và chúng tôi đang tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 về vấn đề này. ...www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn/DDBQH/kh_qh/ky10/cv/25_11_s

.: Phú Yên Online
Đồng chí Lê Duẩn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị giao chỉ đạo soạn thảo Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 về Cách mạng miền Nam. ...www.baophuyen.com.vn/Trangchủ/Chínhtrị/tabid/76/GId/76/itemIndex/-1/NId/11288/Default.aspx

[PDF]
Hoa xuyên tuyết
Format de fichier: PDF/Adobe Acrobatrằng chủ trương dùng bạo lực được đưa vào nghị quyết Trung ương lần thứ 15 hồi đầu. năm 1960 là do ông đề xuất ra trong thời gian hoạt động ở miền Nam; ...www.vietnet.no/eBook/vi/Chinhtri/Hoa%20xuyen%20tuyet.pdf

[PDF]
Hoa xuyên tuyết
Format de fichier: PDF/Adobe Acrobatrằng chủ trương dùng bạo lực được đưa vào nghị quyết Trung ương lần thứ 15 hồi. đầu năm 1960 là do ông đề xuất ra trong thời gian hoạt động ở miền Nam; ...www.shcd.de/van%20hoc/buitin/hoa%20xuyen%20tuyet.pdf
(Bui Tin bien SAI, nam 1960 thay vi 1959 !! Để đổ tội cho TT Diệm ra luật 10/59 ???)

.: Tiền Phong Online :.
Tiếp đó, tháng 1/1959, Đảng ta ra Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (Khoá II) mà anh là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị giao cho việc chỉ đạo ...www.tienphongonline.com/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=52681&ChannelID=2

Friday, June 1, 2007

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III,Từ ngày 28 đến ngày 31 - 8 - 1968

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III,Từ ngày 28 đến ngày 31 - 8 - 1968

Ngày 25/9/2006. Cập nhật lúc 15h 19'


Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968, quân và dân miền Nam đã tấn công đến tận hang ổ của kẻ thù, trên quy mô rộng lớn từ Quảng Trị đến Cà Mau. Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy là rất lớn và toàn diện, tạo nên bước ngoặt lớn trong cục diện chiến tranh. Phát huy khí thế chiến thắng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân miền Nam tiếp tục phát triển tiến công toàn diện trên chiến trường miền Nam nhằm giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn nữa, nhanh chóng mở rộng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của cách mạng, đẩy kẻ địch vào thế thất bại, đi tới giành thắng lợi quyết định. Trước yêu cầu mới của cách mạng, tháng 8 - 1968, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 để đánh giá tình hình trên chiến trường miền Nam, quyết định tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tiến lên giành thắng lợi quan trọng hơn nữa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Phân tích kết quả đợt tổng công kích, tổng khởi nghĩa vừa qua, Hội nghị cho rằng, những khuyết điểm và nhược điểm của đợt I chưa được khắc phục trong đợt II. Tuy vậy, đánh giá toàn bộ tình hình, Hội nghị nhận định: Với thắng lợi to lớn của 6 tháng mở đầu thời kỳ tổng công kích, tổng khởi nghĩa vừa qua, ta đã mở ra cục diện mới của chiến tranh, tạo ra thế chiến lược mới, mặt trận mới, lực lượng mới, khả năng mới. Ta đang ở thế thắng, thế mạnh và có đủ lực lượng để thực hiện quyết tâm đánh thắng Mỹ trong bất kỳ tình huống chiến tranh nào. Về địch, chỗ yếu cơ bản của địch là sự sa sút về tinh thần, sự cô lập về chính trị , tư tưởng thất bại ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, ỷ thế lực lượng và tiềm lực chiến tranh lớn, đế quốc Mỹ vẫn còn âm mưu duy trì với mức độ và hình thức nào đó chủ nghĩa thực dân kiểu mới của chúng ở miền Nam. Hội nghị chỉ rõ: ý đồ của Mỹ là có thể đi tới một giải pháp chính trị thừa nhận một miền Nam trung lập, nhưng thực chất là thân Mỹ, ở đó, Mỹ và bọn tay sai có lực lượng mạnh và giữ vị trí có lợi để tiếp tục giữ miền Nam trong quỹ đạo thực dân mới của Mỹ.

Hội nghị đi sâu phân tích những âm mưu và thủ đoạn về quân sự, chính trị và ngoại giao mới của địch; chỉ rõ mục đích, biện pháp của chiến lược quân sự “quét và giữ” của địch.

Từ đó, Hội nghị đã nêu ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng nước ta là: ra sức tăng cường lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang của ta; tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh thế tiến công toàn diện bằng quân sự và chính trị, bằng ba mũi giáp công kết hợp với tiến công ngoại giao, làm cho địch thua to hơn nữa trên các mặt, đạt cho được những mục tiêu chiến lược đã đề ra, giành thắng lợi quyết định về ta đồng thời tạo mọi điều kiện và luôn sẵn sàng về mọi mặt để đánh thắng địch nếu chúng kéo dài hoặc mở rộng chiến tranh. Làm cho địch thất bại trên chiến trường, thất bại ở các thành thị lớn và thất bại ở ngay nước Mỹ. Nhằm thực hiện chủ trương chiến lược nói trên, hội nghị đã đề ra ba mục tiêu mà cách mạng miền Nam phải đạt được là:

- Phải tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của Mỹ.

- Phải tiêu diệt và làm tan rã phần lớn nguỵ quân, đánh đổ nguỵ quyền, giành chính quyền về tay nhân dân.

- Trên cơ sở những thắng lợi đó, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua và ta đạt được các mục tiêu trước mắt của cách mạng là độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà.

Đồng thời, Hội nghị vạch rõ 4 phương hướng công tác lớn trước mắt của toàn Đảng là:

- Nắm vững tư tưởng chỉ đạo tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng.

- Động viên chính trị và xây dựng lực lượng chính trị.

- Động viên sức người, sức của cho tiền tuyến.

- Nâng cao hơn nữa trình độ lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh của các cấp uỷ Đảng, kiên quyết hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, từ tháng 8-1968, quân và dân miền Nam tiếp tục mở đợt tiến công mùa Thu 1968, tiêu diệt thêm nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, ngụy.

Đồng chí Trường Chinh: Lộ trình chính trị trong trường kỳ kháng chiến (1946-1954)

Đồng chí Trường Chinh: Lộ trình chính trị trong trường kỳ kháng chiến (1946-1954)

Ngày 8/2/2007. Cập nhật lúc 22h 9'


(ĐCSVN)- Đồng chí Trường Chinh là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam, là người có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đối với sự nghiệp tăng cường đoàn kết quốc tế.

Trong 9 năm kháng chiến, đồng chí Trường Chinh, dưới sự dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã cùng với Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, nhiều Hội nghị, Đại hội của Đảng và các Đoàn thể, góp phần đẩy mạnh cuộc kháng chiến kiến quốc toàn dân, toàn diện đi tới thắng lợi cuối cùng.

Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, sau Hội nghị Ban thường vụ Trung ương tại làng Vạn Phúc, tỉnh Hà Đông, ngày 19 tháng 2 năm 1946, đồng chí Trường Chinh, thay mặt Thường vụ Trung ương Đảng viết Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Tiếp đó, đồng chí đã viết một loạt bài báo giải thích đường lối kháng chiến của Đảng. Những bài báo nói trên đã đăng trên báo Sự thật, sau đó xuất bản thành tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, một văn kiện với tầm chiến lược bất hủ của Đảng ta.

Sau 3 tháng chuyển các cơ quan của Đảng và Nhà nước từ Thủ đô lên căn cứ địa Việt Bắc, để kịp thời chỉ đạo cả nước kháng chiến, từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 1947, Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng đã họp, phân tích tình hình thế giới và trong nước, cuộc kháng chiến của ta và đề ra những chủ trương chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá nhằm thực hiện “Toàn dân đoàn kết, kháng chiến lâu dài” đồng thời quyết định một số nhiệm vụ trước mắt về quân sự.

Sau chiến dịch Việt Bắc, đầu năm 1948, Hội nghị BCHTƯ Đảng (mở rộng) tại Việt Bắc, từ ngày 15 đến 17 tháng 1, đã họp, đề ra những công tác cấp thiết về mọi mặt, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề “Tăng gia sản xuất tự cấp tự túc” phát triển và củng cố Đảng trong vùng địch kiểm soát.

Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ tư (ngày 20 tháng 5, năm 1948) thảo luận và ra nghị quyết về 6 vấn đề cụ thể: kế hoạch quân sự mùa hè, cải thiện dân sinh, cuộc vận động thi đua ái quốc, công tác trong vùng địch tạm chiến, công tác Việt Minh và Liên Việt, vấn đề tổ chức Đảng.

Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ năm (ngày 8 đến ngày 16 tháng 8) đã thảo luận các nhiệm vụ cuối năm, công tác dân vận và công tác mặt trận dân tộc, nhiệm vụ mới của Đảng. Trong Hội nghị này, đồng chí Trường Chinh đã trình bày văn kiện có tầm chiến lược: ''Chúng ta chiến đấu cho độc lập và dân chủ''.

Cũng trong năm 1948, đồng chí Trường Chinh đã trình bày bản báo cáo ''Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam'' tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai, từ ngày 16 đến 20 tháng 7, phát huy mọi nguồn lực trí thức, phụng sự Tổ Quốc, nhân dân, cách mạng và kháng chiến.

Đầu năm 1949, trong giai đoạn cầm cự, từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 1, tiến hành hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ sáu. Đồng chí Trường Chinh trình bày báo cáo: ''Tích cực cầm cự và chuẩn bị Tổng phản công''. Hội nghị đặc biệt chú trọng vấn đề thực hiện chính sách ruộng đất, đề nghị Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô. Tiếp đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị về việc bao vây kinh tế địch (2-6-1949), Chỉ thị xây dựng bộ đội địa phương, phát triển dân quân (18-8-1949) và chỉ đạo Hội nghị Nông dân lần thứ nhất tại Việt Đầu năm 1950, sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đi thăm Trung Quốc, Liên Xô, nước ta thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Nội lực và ngoại lực càng phát triển. Cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn Tổng phản công.

Ngay từ đầu năm, từ ngày 21 tháng Một đến ngày 3 tháng 2, Hội nghị cán bộ toàn quốc lần thứ của Đảng đã tiến hành tại Việt Bắc. Đồng chí Trường Chinh trình bày báo cáo chính trị. Hội nghị đề 10 nhiệm vụ công tác trong năm 1950 để chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công.

Năm 1950, phát huy sức mạnh của toàn dân, Đảng ta đã chỉ đạo nhiều Đại hội: Đại hội Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ nhất (từ 1 đến 15 tháng 1); Đại hội lần thứ nhất Đoàn thanh niên cứu quốc và liên đoàn Thanh niên Việt Nam'' (ngày 21 tháng 2); Đại hội toàn quốc lần thứ nhất Đoàn phụ nữ Cứu quốc Việt Nam và Hội viên hiệp phụ nữ Việt Nam (tháng Tư năm 1950). Đồng chí Trường Chinh đã trình bày các báo cáo ''Nhiệm vụ của công đoàn'' tại Đại hội Tổng liên đoàn và bài nói chuyện ''Lý tưởng của thanh niên Việt Nam'' tại Đại hội Đoàn thanh niên.

Sự kiện chính trị lớn nhất trong năm 1951 là Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đại hội diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951 . Đại hội đã nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị. Đồng chí Trường Chinh trình bày bản Luận cương ''Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội''. Đại hội quyết định chia Đảng Cộng sản Đông Dương thành ba đảng ở ba nước Việt Nam, Lào, Miên. Ở Việt Nam lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương và Điều lệ Đảng Đại hội bầu BCHTƯ Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Tiếp đó, ngày 3 tháng 3, Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt quốc dân, công khai lãnh đại cuộc kháng chiến kiến quốc. Trong buổi lễ, đồng chí Tổng bí Thư Trường Chinh thay mặt Trung ương Đảng trình bày mục đích, tôn chỉ, chính cương mới của Đảng Lao động Việt Nam.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Của Đảng Cộng sản Đông Dương, từ ngày 3 đến 7 tháng 3, tiến hành Đại hội hợp nhất mặt trận Việt Minh và HộiLiên Việt, thành một mặt trận lấy tên là Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Mặt trận Liên Việt.

Quan tâm đặc biệt về giai cấp nông dân trong cách mạng và kháng chiến, đó là động lực và cũng là chủ lực của quân đội, dân quân Việt Nam, công tác vận động nông dân được đẩy mạnh. Ngày 27 tháng 3, Hội nghị các cán bộ nông dân cứu quốc lần thứ hai khai mạc. Đồng chí Trường Chinh đến dự và nói chuyện.

Năm 1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất là một sự kiện chính trị nổi bật. Đại hội từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 5.

Tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mục đích, nội dung, phương pháp và ý nghĩa của việc thi đua yêu nước. Đồng chí Trường Chinh đọc báo cáo ''Phong trào thi đua ái quốc và chủ nghĩa anh hùng mới'' tổng kết phong trào thi đua thời gian qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ mới.

Cũng trong tháng 5 ngày 11, Trung ương Đảng mở lớp chỉnh Đảng đầu tiên nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng.

Quan tâm tới công tác mặt trận, đồng chí Trường Chinh đã tham dự và đọc tham luận tại Hôi nghị lần thứ ba của Uỷ ban Liên Việt toàn quốc (từ ngày 23 đến 27- 6, 1952).

Năm 1953, Đảng ta tổ chức nhiều Hội nghị: Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam khoá II (25 đến 30 tháng 1), Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng Lao Động Việt Nam và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất Đảng Lao Động Việt Nam (14 tháng 11). Những Hội nghị nói trên đã thảo luận và quyết định một vấn đề vô cùng quan trên đối với cách mạng và kháng chiến là vấn đề cải cách ruộng đất.

Nghị quyết của Đảng về vấn đề cải cách ruộng đất đã được thể chế hoá từ ngày 1 đến 4 tháng 12, Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ ba của nước Việt Nam , Dân Chủ Cộng Hoà đã nhất trí thông qua Luật cải cách ruộng đất.

Ngày 19 -12-1953, tại bản Tỉn Keo, thôn Lục Giã, chân núi Hồng, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ cuộc họp Bộ Chính trí bàn về kế hoạch tác chiến Đông Xuân (1953-1954). Từ đó lần lượt các chiến đích triển khai, phối hợp trong cả nước và các nước bạn: chiến dịch Lai Châu, chiến dịch Trung Lào, “chiến dịch Bắc Tây Nguyên, chiến dịch Hạ Lào và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động 5 châu và cả địa cầu''; Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương kết thúc vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng Bảy năm 1954. Vào lúc 0 giờ ngày 22 tháng Bảy năm 1954, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh ngừng bắn trên chiến trường Việt Nam.

Ở thời điểm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã tiến hành Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu (15 -18 tháng 7, 1954). Bộ chính trị BCHTƯ Đảng khóa II đã họp (Từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 9) kiểm điểm tình hình mới sau Hiệp định Giơ ne vơ, đề ra nhiệm vụ mới, chính sách mới, ở miền Bắc và ở miền Nam.

Những sự kiện chính trị qua các Hội nghị và Đại hội 9 năm trường kỳ kháng chiến đi tới thắng lợi đã nói lên nhiều điều để suy ngẫm.

Dưới ngọn cờ yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, dân tộc ta đã từng bước đập tan những mắt xích cuối cùng cai trị Việt Nam của chủ nghĩa thực dân Pháp, gần một thế kỷ, giải phóng hoàn toàn một nửa đất nước, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, đưa đất nước ta lên vị thế mới với ba dòng thác cách mạng thế kỷ XX.

Trong hành trình 9 năm kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh và Đảng ta đã kiên trì đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và các Đoàn thể, lãnh đạo toàn điện cuộc kháng chiến, đi toàn thắng, đánh bại thực dân Pháp xâm lược, tạo thế và lực mới đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược sau này.

Ôn lại sự kiện chính trị qua các Hội nghị, Đại hội, 9 năm trường kỳ kháng chiến, càng hiểu rõ hơn những cống hiến của đồng chí Trường Chinh, càng hiểu rõ thêm sự nghiệp cách mạng, kháng chiến của dân tộc ta, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trong nhiều bài thơ viết từ lò lửa của cuộc kháng chiến, trong phong trào thi đua ái quốc, trong sự nghiệp anh hùng của toàn dân tộc, có bài thơ “Ở căn cứ địa Việt Bắc'' của đồng chí Trường Chinh.

Ở căn cứ địa Việt Bắc

Cách thềm măng mọc lô nhô,

Giáo gươm du kích trước giờ xuất quân.

Tiếng còi giục giã chiều xuân,

Lệnh đâu tập hợp như gần như xa?

Mưa hè, suối cuốn bên nhà,

Ầm ầm binh mã xông ra chiến trường.

Thu sang lá rụng đồi sương

Tiễn đưa chiến sĩ lên đường lập công

Đêm đông lần nữa bên song,

Mải mê đọc sách đèn chong canh tàn.

Trường kỳ kháng chiến gian nan

Con đường cứu nước, cứu dân sáng ngời

Đánh cho giặc Pháp tơi bời,

Quyết tâm xoay chuyển đất trời một phen.

Việt Bắc, mùa đông năm 1951.

Bài thơ tuy ngắn gọn, giản dị, song là cả một bức phù điêu về Đảng ta, quân đội ta, nhân dân ta với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đã làm cho cuộc kháng chiến 9 năm trở thành trang sử vàng chói lọi của Tổ quốc Việt Nam.



Trần Quang Vinh

Đường lối kháng chiến và cách đánh ở đô thị trong toàn quốc kháng chiến (1946)

Đường lối kháng chiến và cách đánh ở đô thị trong toàn quốc kháng chiến (1946)

Ngày 17/12/2006. Cập nhật lúc 16h 45'


(ĐCSVN)- Điều độc đáo của việc phát động toàn quốc kháng chiến ở chỗ: lần đầu tiên, trong điều kiện so sánh lực lượng quân sự còn bất lợi, nhưng quân và dân các địa phương từ vĩ tuyến 16 trở ra, đặc biệt là ở các đô thị, đã nhất tề đứng lên chiến đấu, khiến kẻ địch lâm vào thế lúng túng, bị động chống đỡ.

Ngày 19/12/1946, sau hơn 15 tháng vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa xây dựng thực lực mọi mặt cho Nhà nước Dân chủ Cộng hoà non trẻ, đấu tranh quyết liệt chống lại âm mưu thủ đoạn của thù trong, giặc ngoài; theo lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.

Đây cũng là lần đầu tiên Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo quân và dân ta chủ động tiến công đồng loạt ngay tại các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá của cả nước, cũng như của từng vùng, miền, địa phương, gây bất ngờ lớn cho địch, chủ động giành lợi thế trong cuộc chiến đấu chắc chắn sẽ kéo dài với quân thù, đánh phủ đầu chủ trương chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” của chúng.

Để có được cuộc ra quân dũng mãnh như thế, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến, lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp và quân dân cả nước chuẩn bị thực lực từ sớm và đến mức cao nhất trong phạm vi có thể, để tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ nhưng nhất định thắng lợi.

Từ tháng 9/1946, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Mu-tê, Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại bản Tạm ước 14-9 ở Pari, để tranh thủ tối đa thời gian chuẩn bị kháng chiến thì ở Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu triệu tập Hội nghị các khu trưởng bàn về cách đánh trong thành phố và ngăn cặn địch từ trong nội thị đánh ra.

Tiếp theo, khi thực dân Pháp công khai bộc lộ ý đồ gây chiến, khi không thực hiện những điều đã cam kết trong Tạm ước 14-9, thì ngày 19/10/1946, tại số nhà số 58 phố Nguyễn Du, Hà Nội, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự toàn quốc, nhận định: “Nhất định không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”. Trên cơ sở nhận định và xác định quyết tâm chiến đấu, Hội nghị nêu nhiệm vụ cần kíp của quân và dân ta lúc này là phải gấp rút xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, chỉnh đốn cơ quan chỉ huy, đẩy nhanh việc xây dựng các ngành quân giới, quân nhu, quân y phục vụ chiến đấu.

Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định tổ chức, phân chia lại các đơn vị hành chính – quân sự trong cả nước thành 12 chiến khu, trong đó Hà Nội là chiến khu 11 trực thuộc Trung ương, để tiện cho việc chỉ đạo kháng chiến một cách tập trung, thống nhất đồng thời cũng phát huy tối đa khả năng độc lập tác chiến của từng địa phương.

Về tổ chức chỉ đạo, để phù hợp với tình thế mới, Chính phủ quyết định giải thể Uỷ ban Hành chính Bắc Bộ, Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam, thành lập Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Trung Bộ, Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ.

Đến tháng 11/1946, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá I, cơ quan chỉ huy quân sự cấp cao nhất được kiện toàn: Bộ Quốc phòng thống nhất với Quân sự Uỷ viên hội thành Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu mới.

Nhiều đoàn cán bộ của Trung ương, của các tỉnh được lệnh đi chuẩn bị căn cứu đứng chân cho cơ quan lãnh đạo khi kháng chiến nổ ra. Các cơ quan, kho tàng, nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu, lương thực, vải, muối, thuốc men… từng bước được di chuyển ra khỏi Hà Nội và các đô thị.

Ngày 5/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi ở Pháp về hai tuần, đã viết Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ”, chỉ đạo những công việc cấp bách chuẩn bị kháng chiến trên tất cả các mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Người nhấn mạnh nhiệm vụ: Một mặt phá hoại. Một mặt kiến thiết. Phá hoại để ngăn địch. Kiến thiết để nắm địch”… “Phải tổ chức du kích khắp nơi. Tăng gia sản xuất khắp nơi. Dù có phải rút khỏi các thành phố ta cũng không cần. Ta sẽ giữ tất cả thôn quê”.

Không chí chuẩn bị kháng chiến sôi sục khắp các địa phương, đặc biệt ở các đô thị. Ngày 20/11/1946, thực dân Pháp tạo cớ nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, chính thức gây chiến ở miền Bắc. Tổng Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, Valluy, trực tiếp ra lệnh cho Dèbes, chỉ huy quân Pháp ở Hải Phòng: Bằng mọi lực lượng có trong tay, phải nhanh chóng làm chủ Hải Phòng… Dù thế nào cũng buộc phía Việt Nam rút quân khỏi thành phố.

Cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố của quân dân Hải Phòng diễn ra quyết liệt trên từng con phố, căn nhà. Thực dân Pháp sử dụng pháo binh bắn phá dồn dập vào các khu đông dân cư khiến hàng trăm đồng bào ta bị chết. Sau 7 ngày đêm chiến đấu, để bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài, các lực lượng vũ trang ta rút khỏi thành phố.

Tiếp theo, ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị: Toàn dân kháng chiến. Chỉ thị nêu rõ tính chất của cuộc kháng chiến là: Trường kỳ kháng chiến, toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Cách đánh được xác định là: Triệt để dùng du kích vận động chiến, bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài. Đường lối kháng chiến sớm được Đảng xác định và thể hiện trên các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá.

Về quân sự, sử dụng du kích vận động chiến, đánh địch rộng khắp, thực hiện phá hoại, tiêu thổ một cách triệt để; tổ chức di chuyển cơ quan, kho tàng, máy móc về nơi an toàn, tản cư nhân dân ra khỏi vùng có chiến sự; vừa chiến đấu vừa xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang. Quán triệt tư tưởng tiến công, thực hành tiến công địch một cách chủ động, tích cực, kiên quyết; tiến công từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao.

Về chính trị, thực hiện đoàn kết toàn dân, quân dân nhất trí, động viên nhân lực, vật lực, tài lực cả nước; đoàn kết với hai dân tộc Lào, Campuchia, với nhân dân tiến bộ Pháp và các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới, củng cố chế độ cộng hoà dân chủ non trẻ.

Về kinh tế, tăng gia sản xuất tự cấp, tự túc, tự sản xuất vũ khí, lấy súng đánh giặc, tiếp tế cho bộ đội ngoài tiền tuyến. Xây dựng nền kinh tế của ta theo hướng “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, ra sức phá hoại kinh tế địch, biến hậu phương địch thành tiền phương ta, không cho chúng thực hiện âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

Trước các hành động khiêu khích, gửi tối hậu thư liên tiếp của thực dân Pháp, ngày 18/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng làng Vạn Phúc (Hà Đông). Sau khi phân tích tình hình, âm mưu của địch, khả năng kháng chiến của ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Âm mưu của Pháp mở rộng chiến tranh nay đã chuyển sang một bước mới. Thời kỳ hoà hoãn đã qua. Chúng ta đã nhân nhượng nhưng càng nhân nhượng thì kẻ địch càng lấn tới. Nhân dân ta không thể trở lại cuộc đời nô lệ một lần nữa. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ trường kỳ và gian khổ song nhất định sẽ thắng lợi”.

Chỉ một tuần sau khi Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến, tiếng súng chiến đấu của quân và dân ta tại Hà Nội và các đô thị từ Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc đã đồng loạt vang lên, đẩy quân địch vào tình thế bị động chống đỡ mặc dù trước đó chúng đang ở thế chủ động khiêu khích, gây chiến.

Để kịp thời cổ vũ tinh thần kháng chiến của toàn dân, đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước… Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta”.

Như vậy, quá trình chuẩn bị về đường lối kháng chiến, chuẩn bị về cách đánh địch ở đô thị của Đảng là một quá trình được hoàn thiện từng bước trên cơ sở nhận biết âm mưu địch và thực tế tình hình đất nước, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 1946. Việc các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng cùng nổ súng, trên cơ sở đã có sự chuẩn bị và chỉ đạo chung theo một kế hoạch, thống nhất từ trung ương đến địa phương, là sự minh chứng rõ ràng nhất về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự kiện lịch sử này.

Trải qua các trận chiến đấu kiên cường trong những tháng ngày bảo vệ đô thị và bao vây, ngăn chặn không cho địch đánh rộng ra ngoại ô, quân và dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra là đánh đòn phủ đầu vào âm mưu, kế hoạch của kẻ thù định chụp bắt cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến, tiêu diệt lực lượng vũ trang ta.



Trong cuộc chiến đấu không cân sức những ngày đầu kháng chiến toàn quốc đó, quân và dân ta ở các đô thị đã tỏ rõ lòng yêu nước, quyết tâm chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do, phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù. Từ những kinh nghiệm thành công và không thành công rút ra từ cuộc chiến đấu ở các đô thị trước đó, đến cuộc kháng chiến toàn quốc sau này, công nhân, các tầng lớp nhân dân ở thành thị, có tự vệ và bộ đội Vệ quốc đoàn làm nòng cốt, lấy nông thôn ngoại thành làm bàn đạp, làm chỗ dựa, đã vận dụng nhiều cách đánh sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa chiến lược.

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng, thực hiện qua nghệ thuật mở đầu cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, có bước phát triển lớn và mang đậm nét nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân theo đường lối kháng chiến mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra. Trước kẻ địch mạnh hơn, vũ khí trang bị tốt hơn nhưng Đảng vẫn dám đánh và quyết đánh nên đã quyết định tiến hành cuộc chiến đấu rộng khắp. Vừa lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, quân và dân ta ở các đô thị vừa chủ trương bảo toàn thực lực để kháng chiến lâu dài. Khi các điều kiện để chiến đấu trong đô thị không còn đảm bảo, quân ta đã chủ động rút ra ngoại ô, ra vùng nông thôn để giữ gìn lực lượng, chuẩn bị cuộc chiến đấu mới.

Trong quá trình tác chiến, những kinh nghiệm đánh địch, kinh nghiệm chỉ huy, phối hợp chiến đấu nhằm phát huy thế mạnh, ưu điểm của ta, phát hiện và khoét sâu, hạn chế chỗ yếu của địch kịp thời được đúc kết và phổ biến. Đây là một trong những nhân tố góp phần xây dựng nghệ thuật tác chiến của chiến tranh nhân dân trong những năm tiếp theo.

Có thể nói, cuộc chiến đấu anh dũng, hào hùng của quân dân Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã thời kỳ Toàn quốc kháng chiến đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến của toàn quân, củng cố lòng tin vào cuộc kháng chiến lâu dài nhưng nhất định thắng lợi. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, đặt tiền đề cho những thắng lợi to lớn tiếp sau trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta.

PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam)

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng (Ngày 18 và 19-12-1946)

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng (Ngày 18 và 19-12-1946)

Ngày 31/8/2006. Cập nhật lúc 17h 14'


Với dã tâm xâm lược nước ta lần nữa, thực dân Pháp từng bước phá bỏ Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946, tiến hành khiêu khích và tấn công ta về quân sự, lần lượt đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. Đến ngày 18-12-1946, chúng gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta đòi tước khí giới của lực lượng tự vệ, giành quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội.

Trước tình hình đó, ngày 18 và 19-12-1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Ban Thường vụ Trung ương họp khẩn cấp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hạ quyết tâm tiến hành kháng chiến trên phạm vi toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược. Hội nghị đã khẳng định những quan điểm cơ bản về đường lối kháng chiến đã được nêu ra trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng ngày 12-12-1946.

Đường lối kháng chiến của Đảng trước hết chỉ rõ mục đích của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là giành độc lập và thống nhất. Đường lối chung chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là: toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính. Đường lối đó được quán triệt trên các mặt chính trị, quân sự, văn hoá, kinh tế.

Về chính trị: Đảng vạch rõ kẻ thù chính là bọn thực dân Pháp phản động đang cướp nước ta. Toàn dân đoàn kết, nhất trí, động viên tinh thần và lực lượng cho kháng chiến; đoàn kết với các dân tộc Lào và Campuchia, với nhân dân Pháp, với các nước châu Á và các dân tộc bị áp bức, các dân tộc yêu chuộng hoà bình và dân chủ trên thế giới để cô lập cao độ kẻ thù; củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, đánh đổ chính quyền bù nhìn; lập uỷ ban kháng chiến các cấp để chỉ đạo kháng chiến.

Về quân sự: Xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và địch, ta phải đánh lâu dài. Đây là tư tưởng chiến lược và phương châm chỉ đạo của cuộc kháng chiến. Kháng chiến lâu dài là nhằm mục đích vừa đánh vừa giữ gìn lực lượng, phát triển và bồi dưỡng sức dân, phát huy chỗ mạnh, khắc phục chỗ yếu; đồng thời làm cho địch tiêu hao, mỏi mệt, chỗ yếu bị khoét sâu. Tuy vậy, đánh lâu dài không phải là vô hạn, mà phải tích cực, tranh thủ thời gian giành thắng lợi ngày càng lớn.

Triệt để dùng du kích vận động chiến. Đây là cách đánh phổ biến nhất, dần dần vận động chiến được áp dụng và đẩy mạnh với việc thực hiện kết hợp giữa du kích chiến với vận động chiến. Muốn kháng chiến lâu dài và giành thắng lợi, phải ra sức xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh.

Về kinh tế: Tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc; tự sản xuất vũ khí và lấy súng giặc đánh giặc; tiếp tế cho bộ đội; vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Về văn hoá: Chống nạn mù chữ; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; động viên văn nghệ sĩ ủng hộ kháng chiến.

Đây là đường lối cơ bản chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng và nhân dân ta, thể hiện sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đường lối đó tiếp tục được bổ sung, phát triển trong suốt quá trình tiến hành cuộc kháng chiến, đưa đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thông tri của Ban Bí thư Số 192-TT/TW, ngày 24-1-1959 Về việc bổ sung Thông tri số 188-TT/TW ngày 19-1-1959

Thông tri của Ban Bí thư Số 192-TT/TW, ngày 24-1-1959 Về việc bổ sung Thông tri số 188-TT/TW ngày 19-1-1959

Ngày 23/12/2003. Cập nhật lúc 18h 3'


Trong những ngày vừa qua, thực hiện chủ trương của Trung ương, phong trào đấu tranh chống vụ đầu độc và thảm sát ở trại tập trung Phú Lợi đã được phát động rộng rãi, sôi nổi. Lòng căm thù Mỹ - Diệm, chí khí phấn đấu của đảng viên, quần chúng đã được nâng lên, phong trào phát triển khá mạnh.

Đó là do bản chất cách mạng của nhân dân ta, do kết quả của công tác tư tưởng của Đảng. Một mặt khác, do hành động tối dã man tàn ác của Mỹ - Diệm kích động mạnh mẽ lòng yêu nước của đồng bào và gây nên một sức công phẫn cao độ; nên cuộc đấu tranh đã trở thành một phong trào chính trị rộng rãi, mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Hiện nay phong trào ở các thành phố lớn đã lên cao và bắt đầu lan ra một số tỉnh. Chúng ta sẽ đưa phong trào đến đâu và phải làm gì để tiếp tục cuộc đấu tranh cho thật sâu rộng trong quần chúng?

Ban Bí thư có những điểm sau đây bổ sung Thông tri số 188-TT/TW ngày 19-1-1959:

1. Chúng ta tiếp tục đưa phong trào lên cao, và sau khi biểu dương ý chí căm thù cao độ, tinh thần đoàn kết và đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ giết người của Mỹ - Diệm, các cấp đảng bộ sẽ phát động một phong trào quần chúng rộng rãi, biến đau thương và căm thù thành hành động cụ thể, ra sức củng cố miền Bắc thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Cụ thể như ở các xí nghiệp, hợp tác xã, tập đoàn, tổ đổi công, trường học, cơ quan, đơn vị bộ đội, v.v. cần tổ chức những cuộc hội họp bàn bạc với quần chúng xem phải làm gì để xây dựng đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, v.v. mình tiến lên lấy thành tích báo thù vụ thảm sát Phú Lợi. Mở những đợt thi đua, những phong trào sản xuất, xây dựng, công tác, học tập, để trả thù Mỹ - Diệm gây ra vụ thảm sát Phú Lợi.

2. Ở nông thôn, cần có những cuộc họp báo cáo vụ thảm sát Phú Lợi, gây căm thù Mỹ - Diệm, giáo dục ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, ra sức xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Trước mắt là ra sức thực hiện vụ đông - xuân thắng lợi vượt bực. Những cuộc họp này tránh hình thức, tránh làm thiệt hại đến công việc làm ăn của quần chúng, chú ý nội dung giáo dục tư tưởng là chủ yếu. Ở các vùng Công giáo cũng cần có những cuộc họp để tuyên truyền giáo dục quần chúng, gây căm thù đối với Mỹ - Diệm.

3. Trong công tác tuyên truyền, chú ý các điểm:

- Phải làm cho quần chúng nhận rõ kẻ thù của nhân dân ta đã gây ra biết bao tội ác đẫm máu ở miền Nam và ngăn cản sự nghiệp thống nhất của nhân dân ta là đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng là Ngô Đình Diệm, tránh tình trạng chỉ tuyên truyền chống Diệm mà nhẹ chống Mỹ, chỉ thấy tay sai, mà không thấy kẻ chủ mưu. Các cấp uỷ đảng căn cứ vào luận điểm của đồng chí Mao Trạch Đông về vấn đề đế quốc Mỹ và các phái phản động đều là con cọp giấy mà giáo dục cho quần chúng tin tưởng vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà nhất định thắng lợi, nâng cao chí khí phấn đấu, khắc phục tư tưởng bi quan, sợ Mỹ.

- Khi đã nâng lòng căm thù của quần chúng lên cao, phải biến thành hành động cụ thể là xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

- Nhân dịp này, cần xây dựng tư tưởng, tăng cường đoàn kết Bắc - Nam hơn nữa.

- Mở rộng công tác tuyên truyền ra ngoài nước, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của dư luận thế giới, cô lập Mỹ - Diệm đến cực độ.

4. Trong khi phát động phong trào quần chúng đấu tranh, các cấp cần chú ý đề phòng âm mưu khiêu khích, gây hoang mang, phá hoại của địch.

5. Về việc quyên góp giúp đồng bào bị nạn trong vụ đầu độc thảm sát ở Phú Lợi, hiện nay ta không chủ trương tổ chức quyên góp vì thực tế không có cách gì gửi vào giúp đồng bào miền Nam. Song nếu do nhiệt tình của quần chúng tự động ủng hộ tiền, thuốc, thì Uỷ ban đấu tranh ở các địa phương cứ ghi danh sách của những người đó và giải thích cho họ khi nào có điều kiện gửi, sẽ thu sau.

Uỷ ban Trung ương đấu tranh chống vụ thảm sát ở Phú Lợi cần có thông cáo giải thích về vấn đề này.

Các cấp uỷ đảng phổ biến rộng rãi Thông tri này. Ban Liên hiệp đình chiến, Ban Thống nhất Trung ương cùng các cơ quan đoàn thể có trách nhiệm đặt kế hoạch cụ thể hướng dẫn việc thực hiện Thông tri này.

T/M Ban Bí thư

Trinh
Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

Điện của Ban Bí thư Số 6, ngày 19-1-1959 Gửi Liên khu uỷ V về vụ Mỹ – Diệm đầu độc tại trại tập trung Phú Lợi

Điện của Ban Bí thư Số 6, ngày 19-1-1959 Gửi Liên khu uỷ V về vụ Mỹ – Diệm đầu độc tại trại tập trung Phú Lợi (Thủ Dầu Một - Nam Bộ)

Ngày 23/12/2003. Cập nhật lúc 18h 10'


BBT1) điện các đc2) biết mấy ý kiến chính về vụ Mỹ - Diệm đầu độc tại trại giam Phú Lợi như sau:

Ngày 1-12-1958, ở trại giam Phú Lợi, tỉnh Thủ Dầu Một, nay đổi tên là Bình Dương (Nam Bộ), Mỹ - Diệm đã đầu độc gần 6.000 tù chính trị bị chúng giam ở đây. Ngay trong ngày hôm ấy, sau khi bị đầu độc, hơn một nghìn người đã chết, tính mạng số còn lại nguy ngập. Trước cảnh chết, họ đã kiên quyết đấu tranh chống lại. Bọn Mỹ - Diệm cho xả súng bắn và đưa vòi rồng đến đàn áp làm chết thêm một số nữa. Đồng bào Nam Bộ đang mở cuộc đấu tranh rộng rãi phản đối vụ thảm sát dã man này. (Tài liệu cụ thể do Ban Thống nhất sẽ cung cấp thêm).

Đây là một vụ tàn sát hết sức dã man, một tội ác tày trời của đế quốc Mỹ và bè lũ Ngô Đình Diệm, nằm trong toàn bộ âm mưu khủng bố điên cuồng của chúng từ mấy năm nay đối với đồng bào miền Nam đang anh dũng và bền bỉ đấu tranh cho sự nghiệp hoà bình và thống nhất của Tổ quốc;

Vụ thảm sát này gây nên một sự công phẫn cực độ trong mọi tầng lớp nhân dân Nam Bộ; dư luận ngoài nước cũng lên án, vạch trần âm mưu giết người của bọn Mỹ - Diệm (Báo Hoà Bình trung lập ngày 10-1-1959 ở Miên và báo Tribune des nations1) ngày 16-1-1959 ở Pháp đã đăng tin về vụ này).

Để phối hợp với cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam, Ban Bí thư quyết định mở một đợt đấu tranh mạnh mẽ, sâu rộng khắp miền Bắc, nhằm các yêu cầu sau đây:

1. Vạch trần chế độ độc tài tàn bạo dã man của Mỹ - Diệm, chặn bàn tay đẫm máu của chúng. Nâng cao lòng căm thù và ý thức sâu sắc chống Mỹ - Diệm trong mọi tầng lớp nhân dân miền Bắc, đồng thời thúc đẩy mọi mặt công tác xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, trước mắt là thực hiện kế hoạch nhà nước 1959 và vụ đông - xuân thắng lợi vượt bậc. Tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm, tranh thủ sự đồng tình của dư luận thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, làm cho Mỹ - Diệm càng bị cô lập hơn nữa.

2. Làm áp lực thúc đẩy Uỷ ban quốc tế phải có thái độ tích cực đối với vụ này, cũng như đối với các vụ khác mà ta đã tố cáo từ trước đến nay về việc chính quyền miền Nam vi phạm Điều 14 c của Hiệp nghị Giơnevơ.

3. Kết hợp với cuộc đấu tranh hưởng ứng bức Công hàm ngày 22 tháng 12 năm 1958 của Chính phủ ta gửi cho chính quyền miền Nam.

Khẩu hiệu đấu tranh:

- Đả đảo chế độ khủng bố tàn sát dã man của Mỹ - Diệm đối với đồng bào miền Nam!

- Đả đảo Mỹ - Diệm đầu độc, gây vụ thảm sát trên một nghìn đồng bào yêu nước ở trại tập trung Phú Lợi!

- Giải tán các trại tập trung giết người ở miền Nam!

- Yêu cầu Uỷ ban quốc tế cấp tốc mở cuộc điều tra về vụ thảm sát Phú Lợi!

- Nhiệt liệt hưởng ứng bức Công hàm ngày 22-12-1958 của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gửi chính quyền miền Nam!

- Đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam!

KU51) tuỳ tình hình của khu, có những hình thức phối hợp với cuộc đấu tranh chung. Theo tình hình của khu, nên tuyên truyền giáo dục gây căm thù Mỹ - Diệm, gây dư luận bàn tán trong nhân dân, vạch trần tội ác của Mỹ - Diệm.

Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X Từ ngày 12 đến ngày 22-1-1959

Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X Từ ngày 12 đến ngày 22-1-1959

Ngày 15/9/2006. Cập nhật lúc 22h 33'


Từ ngày 12 đến ngày 22-1-1959, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) họp Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng). Hội nghị đã thông qua Nghị quyết Về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà. Nội dung nghị quyết gồm hai phần:

Phần thứ nhất

NHIỆM VỤ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Về đặc điểm tình hình, Nghị quyết chỉ rõ: sau tháng 7 - 1954, "miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chế độ chính trị và kinh tế thuộc địa và nửa phong kiến từ lâu trói buộc sức sản xuất xã hội đã bị đánh đổ, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành: miền Bắc đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội" - đó là yêu cầu khách quan của xã hội miền Bắc và của cách mạng cả nước.

"Miền Nam chưa được giải phóng, đế quốc Mỹ đã lấn dần và hất cẳng thực dân Pháp, tập hợp các thế lực phản động, sử dụng chính quyền Ngô Đình Diệm làm công cụ để khôi phục và duy trì ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Nhân dân miền Nam ngày càng lâm vào cảnh cùng khốn và mất hết quyền tự do. Vì vậy, nhân dân miền Nam còn phải tiếp tục làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đánh đổ ách thống trị đế quốc và phong kiến, chủ yếu là đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm".

Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai chẳng những xâm chiếm miền Nam, ngăn cản sự phát triển của xã hội miền Nam, mà còn ráo riết chuẩn bị chiến tranh hòng xâm chiếm cả nước ta, phá hoại toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Vì vậy Mỹ - Diệm chẳng những là kẻ thù của nhân dân miền Nam đang bị chúng thống trị, mà còn là kẻ thù của cả dân tộc.

Những đặc điểm tình hình trên đây làm nổi bật hai mâu thuẫn cơ bản mà cách mạng Việt Nam giai đoạn này phải giải quyết. Đó là:

- Mâu thuẫn giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến và bọn tư sản mại bản quan liêu thống trị ở miền Nam và một bên là dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước Việt Nam, bao gồm nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam.

- Mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc.

Hai mâu thuẫn này mang tính chất khác nhau, song quan hệ biện chứng với nhau và tác động mạnh mẽ lẫn nhau.

Trên cơ sở đó, Nghị quyết xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là: "Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hoà bình; thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước; ra sức củng cố miền Bắc và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới".

Về nhiệm vụ cụ thể của cách mạng mỗi miền, Nghị quyết chỉ rõ:

1. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là củng cố và phát huy những thắng lợi đã giành được, là xây dựng cơ sở vững chắc để thực hiện thống nhất nước nhà.

2. Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ chế độ đế quốc và nửa phong kiến ở miền Nam để thực hiện thống nhất nước nhà.

3. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

4. Thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng con đường hoà bình.

Nghị quyết phân tích rõ mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước. Miền Bắc "phải tích cực tham gia cuộc đấu tranh chính trị của cả nước chống ách thống trị của Mỹ - Diệm ở miền Nam, ra sức cổ vũ và ủng hộ phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam".

Phần thứ hai

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM Ở MIỀN NAM

Về đặc điểm tình hình, Nghị quyết đã xác định rõ tính chất của xã hội miền Nam: "Đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp, đặt ách thống trị thực dân (kiểu mới) ở miền Nam nước ta. Âm mưu của chúng là xâm chiếm cả nước ta làm thuộc địa và căn cứ quân sự, nhằm phá hoại phong trào độc lập dân tộc và hoà bình dân chủ ở Đông Nam Á"3. Do đó "miền Nam đã trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ"4.

Chính quyền Ngô Đình Diệm là chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, chế độ thực dân và nửa phong kiến ở miền Nam là một chế độ phản động tàn bạo và đen tối. Chính quyền miền Nam là một chính quyền phản bội lợi ích dân tộc, nó đại biểu cho lợi ích của đế quốc Mỹ, của bọn phong kiến và bọn tư sản mại bản phản động thân Mỹ ở miền Nam. Chính quyền đó là một chính quyền độc tài hiếu chiến. Nó là công cụ xâm lược của đế quốc Mỹ.

Trong xã hội miền Nam thuộc địa nửa phong kiến có hai mâu thuẫn cơ bản. Đó là:

- Mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền Nam và bọn đế quốc xâm lược, chủ yếu là đế quốc Mỹ.

- Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam, trước hết là nông dân, và giai cấp địa chủ phong kiến.

Và trong giai đoạn này, mâu thuẫn chủ yếu ở miền Nam là: mâu thuẫn giữa dân tộc ta, nhân dân ta ở miền Nam và bọn đế quốc xâm lược Mỹ cùng tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm.

Trên cơ sở phân tích thái độ các giai cấp ở miền Nam, Nghị quyết đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở miền Nam như sau:

- "Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

- Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới".

Nghị quyết còn xác định rõ phương hướng phát triển của cách mạng ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu của cách mạng thì con đường đó là: "lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân"2. Cho nên muốn đạt được mục tiêu đó, "cần phải có một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ, phải tích cực xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng, thì mới có thể có điều kiện nắm lấy thời cơ thuận lợi và giành lấy thắng lợi cuối cùng".

Nghị quyết còn thấy rõ chiều hướng phát triển của cách mạng miền Nam là: "cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ"4.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương khóa II là một Nghị quyết lịch sử rất quan trọng tạo nên bước chuyển biến lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân cả nước ta, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của đồng bào hai miền Nam, Bắc là: giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.

Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (mở rộng)

Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (mở rộng)
Họp từ ngày 12 đến 22-1-1959

Ngày 23/12/2003. Cập nhật lúc 19h 16'


Về tình hình miền Nam

I- Âm mưu của đế quốc Mỹ và quá trình dựng lên chính quyền miền Nam

a. Mỹ đã dựng lên chính quyền miền Nam như thế nào?

Từ năm 1950, đế quốc Pháp ngày càng lệ thuộc vào viện trợ Mỹ để tiếp tục cuộc chiến tranh Đông Dương. Đến năm 1954 nhân lúc Pháp bị thất bại quân sự liên tiếp, Mỹ thúc ép Pháp phải đưa Ngô Đình Diệm thay Bửu Lộc làm Thủ tướng chính quyền bù nhìn.

Tuy bị bắt buộc để Diệm làm Thủ tướng, Pháp vẫn mong nắm được chính quyền bù nhìn đó bằng các tay sai khác của Pháp đang còn thế lực trong các cấp hành chính, nhất là trong quân đội và công an.

Nhưng từ sau đình chiến, Mỹ viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm, dùng vị trí chủ chốt và cơ động của Diệm với cương vị Thủ tướng trong chính quyền, lợi dụng chính sách đầu hàng của Pháp, dựa vào hình thức độc lập giả hiệu mà trước đây do cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Pháp phải nhân nhượng về hình thức cho chính quyền bù nhìn, dựa vào sức mạnh của đôla để gây dựng thực lực của chúng trong quân đội và bộ máy hành chính trung ương, rồi phát triển rộng ra.

Muốn thực sự nắm chắc chính quyền miền Nam, căn bản phải nắm quân đội và công an. Sau khi mua chuộc một số tướng tá có thế lực trong một bộ phận quân đội, Mỹ - Diệm trước hết hất tướng Nguyễn Văn Hinh của Pháp, nắm cơ quan Tổng chỉ huy quân đội, rồi dẹp Bình Xuyên, nắm công an, đánh Hoà Hảo, giải tán Cao Đài để thống nhất quân đội. Kế đó chúng dùng mua chuộc và thế lực quân đội để gạt dần tay chân của Pháp trong chính quyền từ trung ương xuống tỉnh, huyện, dưới chiêu bài "thanh trừng tham quan ô lại" hay "bắt hạm". Chính quyền Pháp - Bảo Đại phản ứng một cách yếu ớt, bởi vì thành phần bộ máy này từ quân đội, công an đến cơ quan hành chính gồm toàn những người làm thuê cho đế quốc, không có lập trường chính trị, muốn sống yên thân. Đế quốc Mỹ có nhiều đôla hơn Pháp, trả đắt hơn thì mua được họ, họ quay làm tay sai cho Mỹ.

Nhưng khi đến chính quyền xã thì không còn là vấn đề giữa Mỹ - Diệm và Pháp - Bảo Đại mà là vấn đề giữa Mỹ - Diệm cướp nước và bán nước với quần chúng nhân dân có yêu cầu độc lập, dân chủ có sự lãnh đạo của Đảng ta. Cuộc đấu tranh ở nông thôn giữa Mỹ - Diệm và ta diễn ra giằng co triền miên cho đến nay.

Quá trình hình thành chính quyền Mỹ - Diệm, cho thấy rõ nó không phải là một chính quyền đẻ ra trên cơ sở một phong trào quốc gia chống cộng nào ở trong nước mà nó là một chính quyền thay thầy đổi chủ. Đế quốc Mỹ và phong kiến họ Ngô thay chân cho đế quốc Pháp và phong kiến Bảo Đại.

Chính quyền đó là kết quả của sự thất bại của đế quốc Pháp về quân sự và chính trị trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, cũng là kết quả của sự đầu hàng của đế quốc Pháp đối với đế quốc Mỹ, nó thể hiện cụ thể trên đất nước ta chính sách xâm lược và thực dân kiểu mới của Mỹ. Nó cũng là kết quả của thế giằng co trong cuộc đấu tranh giữa phe xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc và hoà bình dân chủ với phe đế quốc thực dân gây chiến ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

b. Chính quyền Mỹ - Diệm được duy trì trên một chế độ cảnh sát và mật thám

Để che đậy bản chất thuộc địa đã lỗi thời, lừa phỉnh nhân dân và dư luận thế giới, Mỹ đã khoác cho chính quyền Diệm một hình thức độc lập quốc gia giả hiệu, có quốc hội, có hiến pháp, có quân đội quốc gia, có ngoại giao riêng, tìm cách đề cao vị trí quốc tế của chính quyền Diệm trong các nước của phe Mỹ. Chúng ra sức tuyên truyền lừa bịp quần chúng, tự gán cho chúng là chính quyền cách mạng quốc gia, nêu lên khẩu hiệu "Bài phong, đả thực, diệt cộng".

Đả thực bài phong là nhằm giựt chính quyền trong tay Pháp và Bảo Đại, giải tán các lực lượng giáo phái và đánh vào số tay chân của Pháp trong chính quyền và quân đội miền Nam. Với nhãn hiệu diệt cộng, chúng tìm cách "chính trị hoá" bộ máy chính quyền, nhồi cho bộ máy đó một lý tưởng quốc gia, chống cộng để biến chính quyền ấy thành công cụ đắc lực đàn áp phong trào cách mạng miền Nam để thực hiện chính sách nô dịch và xâm lược của đế quốc Mỹ.

Để lừa bịp công nhân và nhân dân lao động thành thị, chúng tuyên truyền "thăng tiến cần lao", cho bọn tay chân tổ chức các nghiệp đoàn vàng.

Để gây cơ sở trong nông dân, chúng lập lại thủ đoạn của Mỹ đã dùng ở Nhật Bản, Triều Tiên là bày trò "cải cách điền địa" giả hiệu.

Từng nơi, từng lúc, chúng đưa ra những thủ đoạn mị dân như "chống tứ đổ tường, diệt dốt, phục hồi văn hóa Á Đông, cộng đồng hương thôn", v.v..

Nhưng vì Ngô Đình Diệm bán nước trong lúc nhân dân và quân đội ta đánh bại thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, phong trào dân tộc và hoà bình dân chủ ở các nước Đông Nam Á và thế giới lên cao, nên các thủ đoạn gian dối của Mỹ - Diệm không che giấu nổi bộ mặt phản dân tộc của một chính quyền ngoại lai bán nước. Những luận điệu tuyên truyền của chúng trái ngược với thực tế của một xã hội thối nát bày ra hàng ngày trước mắt quần chúng. Do đó chính quyền Mỹ - Diệm không thể tìm được chỗ dựa rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, trái lại quảng đại quần chúng chống lại chính sách lệ thuộc bán nước của chính quyền Mỹ - Diệm.

Muốn duy trì chính quyền, Mỹ - Diệm phải dùng vũ lực khủng bố đàn áp phong trào quần chúng đòi độc lập dân chủ hoà bình và thống nhất. Trong bốn năm qua, chính sách căn bản nhất của địch là tố cộng. Chúng mở liên tiếp những đợt tố cộng, dùng lực lượng vũ trang càn quét, bắt bớ, tàn sát, tra tấn đồng bào hàng loạt, truy tầm để tiêu diệt những tổ chức cách mạng của quần chúng và các cơ sở của Đảng. Do đó ở nông thôn tình hình luôn luôn căng thẳng không ổn định, có lúc, có vùng có trạng thái gần như hồi chiến tranh. Bọn tay chân của chúng lộng quyền trả thù, cướp bóc, tống tiền, bắn giết không cần xét xử, không cần luật pháp. Nhiều vùng ở Liên khu V như một số huyện ở Quảng Trị, quần chúng có liên quan ít nhiều đến kháng chiến như tham gia thanh niên, phụ nữ, nông hội, liên việt, du kích, v.v. không có người nào là không bị bắt, giam cầm, đánh đập tra tấn ít nhiều.

Từ năm 1957 lại đây, chúng đặc biệt chú trọng tăng cường khủng bố đàn áp ở Nam Bộ, đem kinh nghiệm tàn sát khủng bố ở trung châu Liên khu V áp dụng ở Nam Bộ, nhằm vào các vùng căn cứ cũ của ta và vùng có phong trào khá. Chúng tập trung lực lượng phản động về đóng một thời gian lâu ở địa phương, càn đi càn lại ở từng nơi một, gây cho nhân dân và cơ sở ta nhiều thiệt hại hơn mấy năm trước. Ở những vùng chúng có cơ sở phản động, nắm được khá chính quyền xã, ấp thì chúng bớt dùng biện pháp khủng bố tràn lan mà chú trọng dùng mật thám đi sâu tìm cơ sở ta để đánh cho trúng đích. Ở các vùng cơ sở phản động địa phương của chúng kém như nhiều vùng căn cứ cũ của ta ở Nam Bộ, chúng vẫn phải mở những "chiến dịch bình định" hàng trung đoàn đi càn quét. Chúng chú trọng đặc biệt Tây Nguyên là nơi chúng đang ra sức xây dựng thành căn cứ quân sự.

Mặc dù Mỹ - Diệm đã đưa ra một hiến pháp phản dân chủ theo kiểu Mỹ, tập trung quyền bính vào tay Tổng thống, nhưng chúng vẫn không dám làm theo đúng hiến pháp đó. Chúng phải dùng những biện pháp đặc biệt như dụ số 6 về trại tập trung, dụ số 13 về trừng trị báo chí, chúng chuẩn bị đưa ra quốc hội chúng thông qua dự luật "đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật". Chúng thủ tiêu các quyền tự do dân chủ, nhất là thi hành độc quyền chính trị và bưng bít dư luận, chúng chỉ huy và kiểm soát gắt gao các báo chí, trừng trị, khủng bố tờ nào dụng ý chỉ trích chính sách phát xít của chúng. Từ 1954 đến nay có đến hơn 20 tờ báo bị đóng cửa.

Mỹ - Diệm dùng chính sách lừa bịp, mị dân để tạo cho chúng một cơ sở chính trị trong quần chúng, dùng chính trị để lãnh đạo chính quyền, nhưng dư luận rộng rãi quần chúng phản đối chúng. Chúng không thể rời được phương pháp căn bản của chúng là dựa vào khủng bố, dùng công an, mật thám uy hiếp quần chúng, nhằm làm cho quần chúng khiếp sợ, bị động theo chế độ thống trị của chúng. Phương pháp này càng làm lộ rõ bộ mặt gian ác của chúng, và càng làm cho nhân dân chống lại chúng rộng rãi hơn.

c. Bộ máy cai trị và các tổ chức chính trị của Mỹ - Diệm

1. Bộ máy từ trung ương đến tỉnh, huyện:

- Thành phần bộ máy chính quyền trung ương miền Nam phản ánh tính chất độc tài gia đình trị của chính quyền đó. Để mị dân, chúng cố đưa vào chính quyền trung ương một số trí thức chuyên môn, lịch sử ít xấu như Trần Lê Quang, Trần Hữu Thế, Trần Vỹ, Vũ Văn Mẫu hoặc người có tính chất hoàn toàn công chức như Đỗ Văn Công, toàn là những người mà Diệm dễ lợi dụng, nhưng quyền hành thực sự đều vào tay anh em họ hàng gia đình Diệm. Ngô Đình Nhu nắm Tổng thống phủ, Ngô Đình Cẩn nắm cả bộ máy công an, tình báo miền Nam và có đủ mọi quyền hành ở Trung Việt, Ngô Đình Luyện giữ ngoại giao, Trần Trung Dung giữ quốc phòng, Trần Văn Chương đại diện cho Diệm ở Mỹ, v.v..

Tất cả mọi quyền tập trung ở Tổng thống phủ do Nhu khống chế. Các bộ không có thực quyền, chỉ làm việc hành chính. Ngân sách hàng năm của Tổng thống phủ chiếm hơn 1.000 triệu, Bảo an, công dân vụ là hai tổ chức đàn áp với những chi phí to lớn gần 1 tỷ rưỡi cũng trực thuộc Tổng thống phủ.

Ngoài việc sử dụng tổ chức tập trung quyền hành vào anh em Diệm, chúng còn dùng một quỹ đen hàng trăm triệu để nắm các bộ phận và người cần thiết. Chúng sử dụng Đảng cần lao nhân vị, phong trào cách mạng quốc gia để nắm công chức, bắt buộc họ phải làm chính trị phản động theo chúng. Vì sinh kế và gia đình, họ phải ít nhiều làm hùa theo Mỹ - Diệm. Nhiều chủ sở, công chức nhảy ra hoạt động "chính trị" theo chúng để tìm địa vị. Có những bọn lưu manh côn đồ nhân cơ hội nhảy ra cướp bóc, tàn sát nhân dân và trở thành những tay sai đắc lực của chúng.

- Đế quốc Mỹ đặt bên cạnh chính quyền Diệm một phái đoàn gián điệp là phái đoàn MSU chuyên đào tạo và kiểm soát các cán bộ hành chính từ trên xuống dưới và tổ chức lưới gián điệp ở miền Nam. Tên trùm gián điệp Mỹ Lans' Dale làm cố vấn chính trị của Diệm thực sự lèo lái công việc của Tổng thống phủ.

Ở các cấp tỉnh và huyện, chúng cố tăng cường chất lượng phản động trong bộ máy. Tỉnh trưởng, tỉnh phó, quận trưởng, quận phó cũ phần lớn bị thay bằng người mới, một số chọn trong Công giáo phản động địa phương, trong di cư, một số lấy trong quân đội, công an, một số là công chức cũ chịu khuất phục Diệm. Tuy thế vì cơ sở xã hội của chính quyền Mỹ - Diệm rất hẹp nên chúng cũng không đủ tay chân đắc lực để bố trí khắp nơi; một số tỉnh trưởng, quận trưởng hiện nay theo Diệm nhưng bên trong chưa tin ở sự bền vững của chế độ Diệm. Một mặt bị áp lực của dư luận và phong trào đấu tranh của quần chúng, mặt khác vì nội bộ gièm pha chèn ép nhau, vì bị bọn công an lấn quyền, từng lúc, từng nơi có bọn kém tích cực, có khi chán nản. Vì thế trong mấy năm nay, Mỹ - Diệm cứ phải thanh trừng số lưng chừng để củng cố chất lượng phản động trong bộ máy chính quyền của chúng. Điều đó càng gây thêm mâu thuẫn, bất mãn, nghi kỵ và chia rẽ trong bộ máy của chúng, làm cho chúng thêm bị cô lập.

2. Các tổ chức chính trị Mỹ - Diệm dựng ra để làm hậu thuẫn cho chính quyền chúng

Tổ chức có thế lực nhất trong chính quyền miền Nam hiện nay là Cần lao nhân vị do Ngô Đình Nhu lập ra tập hợp những phần tử phản động, con cái địa chủ di cư có thù hằn sâu sắc với ta để làm nòng cốt khống chế bộ máy chính quyền trong tay gia đình Diệm. Chúng nhằm tổ chức các thủ trưởng cơ quan chính quyền vào Cần lao nhân vị hoặc đưa bọn Cần lao nhân vị nắm các vị trí quan trọng trong chính quyền từ trên xuống dưới nhất là nắm công an, mật thám. Bọn này dựa vào thân thế anh em Diệm lộng quyền trấn áp nhân dân và cả trong nội bộ chính quyền chúng. Ở thành phố chúng có tổ chức vào các nghiệp đoàn và các xí nghiệp quan trọng. Ở thôn quê chúng chưa có cơ sở bao nhiêu. Do bản chất phản động, lộng quyền, lưu manh, Cần lao nhân vị không có ảnh hưởng gì trong nhân dân và cả trong từng lớp trên, trái lại người ta căm ghét, nhưng sợ quyền lực và các thủ đoạn khủng bố ám muội của bọn chúng, cho nó là một tổ chức khủng bố, gián điệp hơn là một tổ chức chính trị.

Ngoài Cần lao nhân vị, có hai tổ chức khác là Phong trào cách mạng quốc gia và Tập đoàn công dân. Phong trào cách mạng quốc gia phát triển tới xã, dùng khủng bố và uy hiếp bắt đồng bào vào hàng loạt. Với tổ chức này, bọn phản động có huy động được người đi tố cộng, đi họp mít tinh, đi canh gác... Những nơi nào tình hình có phần dịu, bọn phản động ở trên không xuống thúc ép thì phong trào tan rã không có sinh hoạt gì. Ở Liên khu V có tổ chức chi bộ cách mạng quốc gia, ở những xã đông đảng viên thường có từ 100 đến 150, hầu hết số phản động ở trong ban chấp hành, còn đảng viên thường phần lớn lừng chừng, cũng có một số quần chúng tốt vào vì bị bắt buộc.

Tập đoàn công dân dựa vào cha cố, chủ yếu phát triển trong Công giáo. Ở Liên khu V, cha cố cũng thông qua Tập đoàn công dân để phát triển Công giáo. Trong những vùng bị khủng bố nặng, quần chúng có một số vào Công giáo để mong được che chở, nhưng khi tình hình dịu lại thì họ tìm cách ra đạo. Nói chung Tập đoàn công dân phát triển chậm, ở Nam Bộ không có vai trò đáng kể.

Bọn Diệm - Nhu lúc đầu cho hai tổ chức này ra để làm hậu thuẫn cho chúng nhưng dần dần chúng sợ bọn Trần Chánh Thành nắm Phong trào cách mạng quốc gia và bọn Trần Văn Lắm nắm Tập đoàn công dân sẽ có thế lực mạnh, nên chúng đã loại Trần Chánh Thành, đưa người thân cận của chúng làm Chủ tịch Phong trào cách mạng quốc gia rồi sáp nhập luôn Tập đoàn công dân vào Phong trào để nắm hết quyền về tay chúng.

Thành phần các tổ chức trên đều rất phức tạp, đa số vào vì bắt buộc, vì muốn tìm chỗ dựa cho yên hoặc muốn tìm địa vị, chứ không phải vì một lập trường chính trị nào. Có những người kháng chiến cũ cũng vào núp trong đó. Nhiều chỗ ở cơ sở ta cũng nắm được.

Ở miền Nam, bọn Mỹ còn ủng hộ một số Đại Việt hoạt động chống chính sách gia đình trị của Diệm như nhóm Phan Quang Đán. Bọn này hoạt động theo lối tranh thủ cá nhân, kéo bè kéo cánh chớ không có ảnh hưởng đáng kể trong quần chúng. Mỹ dùng họ trước mắt làm áp lực thúc ép Diệm thi hành các chính sách của Mỹ, đồng thời cũng chuẩn bị những con bài để khi cần có thể sử dụng để thay thế Diệm.

3. Giằng co giữa Mỹ - Diệm và ta để nắm hương thôn

Trong mấy năm qua, Mỹ - Diệm rất tích cực đặt cơ sở chính quyền của chúng ở xã. Chúng tìm cách phát xít hoá bộ máy chính quyền đó, củng cố bộ máy tề xã, kiểm soát ấp, liên gia, bố trí lưới do thám, kềm nhân dân vào thế kiểm soát của chúng để bắt phu bắt lính, phục vụ kế hoạch gây chiến đồng thời dùng bộ máy đó tiêu diệt cơ sở của ta.

Đối với ta, vấn đề dựa vào lực lượng quần chúng đấu tranh chống phát xít hoá chính quyền ở từng xã, từng thôn là tạo điều kiện căn bản gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng tiến lên giành lấy dân chủ ở nông thôn, lôi kéo chính quyền xã về phía nhân dân, tạo một thế đứng cho cách mạng, tiến lên lật đổ Mỹ - Diệm. Do đó cuộc đấu tranh giữa nhân dân và thế lực phát xít Mỹ - Diệm diễn ra giằng co và còn sẽ giằng co lâu dài ở khắp nơi, khi thì dùng thế hợp pháp, khi thì dùng bán hợp pháp, có khi quyết liệt đổ máu.

Ở trung châu Liên khu V vì từ đầu ta vận dụng phương châm không đúng, cơ sở của ta bị đánh bạt, tác dụng lãnh đạo của ta bị thu hẹp, uy thế của quần chúng bị giảm sút, địch có củng cố được bộ máy phản động ở xã và có nơi ở thôn, bố trí được lưới do thám, kiểm soát gắt gao địa phương gây cho ta nhiều khó khăn.

Chúng thanh trừng nhiều lần và hàng loạt những người lưng chừng trong các uỷ ban hành chính xã. Hiện nay thành phần uỷ ban hành chính từ 3 đến 5 người, phần nhiều con em phú nông, địa chủ, bọn cường hào gian ác, một số công chức cũ và binh lính cũ thời Pháp, nơi Công giáo thì đều do người Công giáo làm. Số lưu manh hung ác bị nhân dân oán ghét chúng rút ra dần chuyển sang làm công an. Ở các thôn, hầu hết đều có ban cán sự hành chính thôn gồm trưởng thôn, phó thôn và công an kiêm cảnh sát, có nhiều thôn không đủ ba người.

Nói chung hầu hết ra làm vì địa vị, vì quyền lợi. Mỹ - Diệm cho lương bổng hậu, dung túng cho bọn chúng hối lộ, cắt xén các quỹ làm giàu. Mục đích tạo thành một từng lớp mới quyền lợi gắn liền với chế độ Mỹ - Diệm, phục vụ đắc lực cho chế độ đó. Nhưng khó khăn của họ là bị kẹt giữa sự thúc ép của bọn trên và sức phản ứng hằng ngày của quần chúng, nên hiện tượng phổ biến là bề ngoài tỏ ra sốt sắng, nhưng căn bản là hay dao động, mỗi khi đấu tranh găng, hay mỗi khi nghe có tình hình gì hay tin tức gì bất lợi cho chúng.

Ở các xã thượng du miền tây các tỉnh, và ở Tây Nguyên, bộ máy hành chính xã chỉ mới tổ chức được ở những nơi gần thị trấn, dọc đường giao thông quan trọng và vùng tạm bị chiếm cũ, còn các nơi khác thì chưa có.

Ở Nam Bộ trong năm qua địch có củng cố được bộ máy ở xã hơn trước. Nói chung chính quyền xã hiện nay bản chất là phản động nhưng chúng bị cô lập, còn e dè trước uy thế của quần chúng, nên từng nơi, từng lúc tỏ ra lưng chừng. Số lưu manh ngoan cố khát máu chưa nhiều, có tên nào lên thì ta tìm cách hạ xuống bằng nhiều cách, trong trường hợp tối cần thiết cũng hạ bằng vũ lực. Chính sách của ta đối với chính quyền xã là phải biết thừa nhận nó làm cho địch thấy chính quyền ấy là chính quyền của nó, nhưng mặt khác vừa đấu tranh với nó, vừa tranh thủ nó, khéo hướng dẫn nó để không làm hại cơ sở và phong trào cách mạng. Đấu tranh căn bản là vận dụng lực lượng chính trị, nhưng ở vùng có địa thế và cơ sở ta khá cũng có dùng hình thức vũ trang tuyên truyền để làm áp lực cho đấu tranh chính trị, giữ uy thế cách mạng của quần chúng và mở rộng cơ sở.

Ở cấp ấp phần lớn ta nắm được chủ động hơn, các lực lượng vũ trang dân vệ nói chung ta tranh thủ được, không chống lại nhân dân. Ở những nơi căn cứ cũ như ở vùng Cà Mau, ta giằng co với địch hàng năm chúng mới lập được chính quyền theo lối chỉ định một số người. Có nơi như ở Đồng Tháp Mười, có trên 80 xã tuy có chính quyền nhưng hoạt động rất hạn chế, ban đêm phải vào ngủ trong đồn bốt.

d. Âm mưu quân sự của Mỹ ở miền Nam

1. Viện trợ Mỹ căn bản là viện trợ quân sự

Bản thống kê sau đây về viện trợ của Mỹ cho chính quyền miền Nam từ năm 1955 đến 1958 (lấy đơn vị là triệu đôla):

Năm Quân sự Kinh tế Di cư Cộng

1955- 956 320 84 93 497

1957 162 85 0 247

1958 144 77 0 221

626 246 93 965

cho thấy:

Trong tổng số viện trợ Mỹ trong các năm nói trên là 965 triệu đôla thì 626 triệu tức là 2 phần 3 là viện trợ quân sự. Đi sâu vào con số 246 triệu đôla gọi là "viện trợ kinh tế và kỹ thuật" thì phần lớn cũng là chi cho các công trình phục vụ trực tiếp cho quân sự. Lấy ví dụ năm 1957 số viện trợ chung là 247 triệu đôla thì phần viện trợ trực tiếp cho xây dựng quân bị là 65%; trong số còn lại là 85 triệu đôla thì phần dành cho việc xây dựng các đường chiến lược, sân bay, quân cảng, dinh điền và phần chi phí cho lực lượng công an, cảnh sát chiếm hết 46 triệu 3 nghìn đôla. Tính chung tỷ lệ dành cho quân sự là 208 triệu đôla trong tổng số 247 triệu đôla viện trợ.

Ngân sách quốc phòng của miền Nam trong những năm 1954 đến 1958 (không kể các khoản khác phục vụ cho quân sự) là 29.408 triệu bạc miền Nam. Trong số này Mỹ đài thọ đến 28.412 triệu.

2. Mỹ ráo riết xây dựng và tăng cường quân bị cho miền Nam

Từ một quân đội bị nhân dân và quân đội ta đánh bại, bao gồm nhiều nhóm khác nhau do Pháp để lại, Mỹ đã giúp Diệm nắm một số đơn vị lần lượt một mặt đánh Bình Xuyên, Hoà Hảo, Cao Đài, một mặt mua chuộc dụ hàng để thống nhất quân đội rồi ráo riết xây dựng lại theo kiểu Mỹ về các mặt tổ chức, huấn luyện, trang bị.

Đến nay, chính quyền Mỹ - Diệm đã xây dựng được 150.000 quân chính quy, 52.000 bảo an và 5 vạn dân vệ. Hướng xây dựng chủ yếu là bộ binh, không quân có 6 ngàn và hải quân 9 ngàn. Ngoài số vũ khí và trang bị mà Mỹ bắt quân đội viễn chinh Pháp để lại cho miền Nam, Mỹ còn thường xuyên đưa thêm vũ khí, dụng cụ chiến tranh, phi cơ, tàu thuỷ vào miền Nam (ngoài ngân sách viện trợ) để trang bị cho quân đội miền Nam và gần đây chúng âm mưu hợp pháp hoá việc này bằng cách đòi thay thế số vũ khí của quân đội viễn chinh Pháp khi rút khỏi miền Nam.

Để thay đổi thành phần quân đội, thay thế số đào ngũ và xây dựng lực lượng hậu bị đồng thời để đỡ tốn ngân sách, từ 1957 chúng thi hành "chế độ quân dịch". Vì quần chúng chống chính sách gây chiến, phản đối đi lính đánh thuê cho Mỹ, chống chế độ quân dịch bằng nhiều hình thức, cho nên chúng phải dùng biện pháp bố ráp bắt lính một cách trắng trợn.

Đi đôi với xây dựng quân đội, Mỹ ráo riết xây dựng và mở rộng các căn cứ quân sự ở miền Nam, đặc biệt chú trọng hệ thống đường giao thông chiến lược, phi trường, quân cảng. Phi trường Tân Sơn Nhất, phi trường Biên Hoà đang trở thành những phi trường lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á. Con đường Sài Gòn - Biên Hoà đang xây dựng sẽ vừa là một phi trường khổng lồ. Các phi trường Ban Mê Thuột, Tourane, Nha Trang cũng đang sửa chữa và mở rộng để phi cơ phản lực có thể dùng được. Các đường quốc lộ số 1, số 14, các đường ngang nối liền hai con đường lớn trên đây từ Nam Bộ lên Tây Nguyên, từ Lào đến bờ biển nước ta đang được tu bổ và mở rộng. Các căn cứ hải quân ở Sài Gòn, Nha Trang, Tourane cũng được sửa lại để tàu lớn có thể vào được (Nha Trang - Đà Nẵng) hoặc ra vào ban đêm được (Sài Gòn). Mỹ - Diệm còn xúc tiến khai mở một hệ thống dinh điền từ bắc Tây Nguyên xuyên qua miền đông Nam Bộ, Đồng Tháp Mười đến Cái Sắn nhằm làm cơ sở phục vụ cho kế hoạch quân sự của Mỹ. Chúng đang đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển các căn cứ ở Tây Nguyên vì vùng này là địa bàn chiến lược rất cơ động chúng muốn sử dụng để khống chế một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á gồm cả Miên, Lào và Thái Lan.

Để nắm chặt quân đội miền Nam, đế quốc Mỹ trùm lên Bộ Quốc phòng Diệm một bộ máy chỉ huy do tướng Williams điều khiển với các cơ quan quân sự Mỹ: MAAG, TERM, TRIM, CATO1) ngành kiểm tra, ngành không quân, ngành thủy quân, ngành viện trợ trực tiếp. Hệ thống cố vấn và chuyên viên quân sự Mỹ được tăng cường: lúc đình chiến có 20 sĩ quan cao cấp nay lên đến 280 sĩ quan từ cấp tá trở lên nghĩa là nhiều hơn hẳn số sĩ quan cùng cấp của miền Nam. Với bộ máy đó, Mỹ kiểm soát từ Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu đến các quân đoàn, sư đoàn, các trung tâm huấn luyện. Chúng quyết định kế hoạch trang bị, huấn luyện và các chế độ trong quân đội, chúng quyết định cách bố trí quân đội trên chiến trường miền Nam, chỉ huy các cuộc diễn tập, v.v..

Tất cả các hoạt động trên đây cho thấy mục đích của Mỹ là ráo riết xây dựng miền Nam thành một trong những căn cứ quân sự quan trọng của đế quốc Mỹ gắn liền với các căn cứ khác của Mỹ ở Thái Bình Dương, hình thành một phòng tuyến chung một mặt mưu đồ xâm chiếm miền Bắc, đặt cả nước ta dưới ách thống trị của chúng làm bàn đạp xâm nhập và phá hoại Trung Quốc, mặt khác dùng thế lực quân sự ở đây để khống chế khu vực Đông Nam Á, chống lại phong trào độc lập và dân chủ đang lên mạnh trong các nước ở vùng này.

3. Nhưng chúng đang có một nhược điểm rất lớn: quân đội chúng xây dựng có thể có một phần về kỹ thuật nhưng tinh thần thấp kém, sợ chiến tranh, sợ phải đánh với quân đội ta.

Phong trào quần chúng chống chính sách gây chiến nô dịch của Mỹ, nguyện vọng độc lập và dân chủ trong quần chúng rộng rãi ảnh hưởng đến hàng ngũ binh lính. Kế hoạch tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền Bắc tiến, kế hoạch gây một tâm lý háo chiến trong quân đội đã thất bại, binh lính không theo chính trị của chúng mà phản ứng lại, ý thức chống Mỹ bắt đầu phát triển trong quân đội. Do đó Mỹ - Diệm không thể hô hào Bắc tiến, phải nói đến thống nhất bằng phương pháp hoà bình. Đó là một thắng lợi của phong trào miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chính sách hiếu chiến, bảo vệ hoà bình cho cả nước, bảo vệ công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

e. Sự suy sụp của nền kinh tế miền Nam dưới chế độ Mỹ - Diệm

1. Viện trợ Mỹ phá hoại nền sản xuất của miền Nam

Viện trợ Mỹ chẳng những phục vụ cho âm mưu quân sự và chính trị của chúng mà trước mắt còn là biện pháp tiêu thụ hàng hoá ối đọng của Mỹ. Viện trợ đó về tính chất là viện trợ quân sự, đưa vào miền Nam theo con đường "thương mại hoá" nghĩa là viện trợ một phần rất nhỏ bằng ngoại tệ còn phần lớn viện trợ bằng hàng hoá. Chính quyền miền Nam bán số hàng hoá đó ở thị trường miền Nam thu tiền miền Nam chi tiêu cho quân sự dưới sự kiểm soát của Mỹ. Như thế Diệm chỉ có tiền khi bán được hàng Mỹ.

Tỷ lệ hàng hoá nhập vào miền Nam trong khuôn khổ "viện trợ thương mại hoá" đó chiếm trên 80% tổng số viện trợ Mỹ hàng năm. Đại bộ phận hàng nhập của Mỹ lại là hàng tiêu dùng trong đó có nhiều loại miền Nam sản xuất được, thậm chí cả gạo, rau cải, trứng là những thứ miền Nam có thừa để xuất cảng.

Trong quan hệ buôn bán Mỹ buộc miền Nam phải hạ mức thuế nhập khẩu đảm bảo ưu tiên cho hàng Mỹ, phải để Mỹ kiểm soát cả nội, ngoại thương, kiểm soát các cơ quan tài chính và kinh doanh của chính quyền miền Nam.

Phái đoàn viện trợ Mỹ USOM đặt cơ quan ở Sài Gòn có bộ phận chuyên môn trong từng Nha, có chi nhánh ở các đô thị, quyết định việc phân phối tiền và hàng viện trợ, kiểm soát chặt việc sử dụng các khoản viện trợ. Chính cơ quan này đã trực tiếp ký hợp đồng với các công ty Mỹ trong việc cho thầu các công cuộc xây dựng như làm đường, làm cầu, làm sân bay, v.v. ở miền Nam.

Công nghiệp và thủ công nghiệp ở miền Nam phá sản:

Hàng hoá Mỹ và khối Mỹ tràn vào thị trường miền Nam, cuối năm 1957 số hàng ngoại hoá ứ đọng chưa bán được lên tới 50 triệu đôla. Đến tháng 9-1958 tính riêng hàng vải nhập ứ đọng gần 37 triệu thước. Tình trạng đó làm cho sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp phá sản. Hơn 60% trong số 32.000 khung dệt ngừng sản xuất, ngành làm đường phá sản lôi theo sự phá sản của ngành trồng mía, các ngành kinh doanh khác đều gặp khó khăn.

Tình hình sản xuất công kỹ nghệ đình đốn đẻ ra nạn thất nghiệp ngày càng trầm trọng, gây khó khăn ngày càng tăng cho đời sống của hàng chục vạn nhân dân lao động ở thành thị. Hiện nay số người thất nghiệp riêng ở Nam Bộ ước lượng đến trên nửa triệu.

Trước phản ứng rộng rãi của nhân dân, kể cả các từng lớp tư sản, Mỹ - Diệm tuyên truyền chương trình phục hưng kinh tế kêu gọi tư bản tư nhân Mỹ đầu tư vào miền Nam để phát triển kỹ nghệ, dành cho tư bản Mỹ nhiều điều kiện thuận lợi. Nhưng chính sách của đế quốc Mỹ chủ yếu là sử dụng miền Nam cho âm mưu quân sự, tình hình kinh tế của chúng và tình hình chính trị ở nước ta làm cho chúng còn dè dặt, chưa có một kế hoạch đầu tư to lớn ở miền Nam. Việc đầu tư chỉ làm trong vài ngành nào đặc biệt có lợi trước mắt.

Nông nghiệp đình đốn:

Chính sách độc quyền kinh tế của Mỹ - Diệm, chính sách ép giá lúa, sự cạnh tranh của nông phẩm Mỹ cộng với tình hình không ổn định ở nông thôn làm cho nông nghiệp miền Nam chẳng những không phát triển được mà còn sa sút.

Nông nghiệp ở miền Nam vẫn chưa khôi phục được mức trước chiến tranh: 900.000 ha còn bỏ hoang, sản lượng lúa cao nhất mới đạt được 3.500.000 tấn so với 4 triệu tấn trước chiến tranh, bình quân nhân khẩu năm 1957 chỉ được 265 kg so với 681 kg trước chiến tranh, năng suất bình quân mỗi ha từ 11 đến 13 tạ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân có ý thức sản xuất tự cấp và tiết kiệm, nhưng vì nạn vơ vét và khủng bố, bắt phu, bắt lính liên miên, việc làm ăn đình trệ lại bị mất mùa, nói chung đời sống nông dân khó khăn hơn hồi kháng chiến, hiện nay rải rác có nơi bị đói kém.

Cao su và cây công nghiệp khác phần lớn còn ở trong tay thực dân Pháp, Mỹ bắt đầu bỏ vốn chen vào. Số ít của tư sản Việt Nam vì vốn ít, sản xuất với phương tiện không tối tân bằng của Pháp nên chất lượng kém, giá thành cao, lại bị chèn ép trên thị trường quốc tế do cạnh tranh của cao su nhân tạo của Mỹ, Đức, Nhật nên không phát triển nổi, và có chiều đình đốn.

Trong thời gian qua Mỹ - Diệm ráo riết xây dựng các trung tâm định cư và các dinh điền, tạo chỗ dựa và dự trữ cho các căn cứ quân sự. Chúng ra vốn nhiều, cấp phương tiện cơ giới, trắng trợn đuổi nhà đốt nhà, cướp đất, dồn dân, bắt phu, công việc còn đang tiến hành. Trừ Cái Sắn có sản xuất nhưng chưa đủ ăn, các nơi khác thì Mỹ - Diệm mới tập trung được người, nhưng một mặt khác nhân dân phản đối và trốn tránh vì khổ cực, bệnh hoạn và chết chóc.

3.1) Thương nghiệp và tài chính

Từ 1954 đến nay, tỷ lệ xuất cảng so với nhập tuy có nhích lên chút ít (18% năm 1954, 27% năm 1957, 24% năm 1958), nhưng chênh lệch giữa xuất, nhập còn rất xa.

Tám tháng đầu năm 1958 nhập: 5 tỷ 407 triệu.

Xuất: 1 tỷ 319 triệu.

Tình hình nội thương trong lúc chiến tranh các ngành phục vụ cho chiến tranh có phát triển một phần. Sau khi Pháp rút bắt đầu suy sụp, hàng hoá Mỹ ứ đọng không bán được. Thị trường nội địa rối ren. Đồng bạc miền Nam sụt giá, tỷ lệ chính thức 1 đôla 35 đồng miền Nam, tỷ giá thị trường tự do do chính quyền miền Nam quy định lên xuống từ 75 đến 78 đ, giá chợ đen thì lên trên 100 đồng. Chính sách độc quyền kinh tế của Mỹ - Diệm làm giàu cho gia đình họ Ngô và một số mại bản đầu cơ. Các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động ở thành thị, làm ăn khó khăn, buôn bán ế ẩm, giá sinh hoạt tăng lên từ 100 đến 200%, sức mua của nhân dân theo báo cáo của Nguyễn Ngọc Thơ giảm 70%, đời sống ngày càng chật vật.

Ngân sách của miền Nam dành trên 70% cho quân sự và các khoản phục vụ trực tiếp cho quân sự trong lúc kinh tế và văn hoá chỉ được 8%. Để cung cấp cho một ngân sách như thế, Mỹ - Diệm có cả một kế hoạch cướp bóc, vơ vét đồng bào bằng tăng thuế, tăng phạt vạ và nhiều hình thức khác, nhất là từ 1957 lại đây phần viện trợ Mỹ cho ngân sách hàng năm bị rút bớt.

Ngoài các sắc thuế chung, các địa phương, thành phố có thể tuỳ tiện đặt nhiều loại thuế khác, có những thứ thuế rất kỳ quái để thu vào quỹ riêng của tỉnh, của địa phương. Chúng còn bày nhiều thứ lạc quyên, xổ số (số kiến thiết trước một tháng xổ một lần, sau này mỗi tuần một lần), tổ chức hội chợ để thu tiền. Ở nông thôn việc bắt đi làm xâu đắp đường cũng là hình thức bóc lột nhân công, phổ biến. Mặc dù vơ vét như thế, thu chi của chúng không thể nào thăng bằng được vì chi phí bộ máy ăn bám quá lớn lao, chúng không có biện pháp nào khác hơn là tiếp tục tăng thuế vơ vét nhân dân nhất là nhân dân lao động làm ăn đã khó khăn mà ngày càng phải chịu chồng chất nhiều thứ đóng góp nặng nề.

4. Thế lực của tư bản Pháp, Hoa kiều

Tuy Mỹ - Diệm gạt dần Pháp ra khỏi miền Nam nhưng với nền kinh tế thực dân lâu đời ở nước ta, Pháp vẫn còn nắm những vị trí kinh tế quan trọng ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế miền Nam. Số vốn kinh doanh thương mại của Pháp ở miền Nam ước lượng từ 200 đến 300 tỷ quan, hàng năm Pháp đóng 80% thuế kinh doanh, vị trí của Pháp trong việc buôn bán với miền Nam tuy sụt dần nhưng vẫn còn quan trọng (sau Mỹ, Nhật).

Cơ sở sản xuất của Pháp ở miền Nam hiện còn: ruộng lúa 200.000 ha trong số 400.000 ha trước kháng chiến; trà, cà phê 6.000 ha chiếm 50% diện tích và sản xuất của miền Nam; cao su 63.000 ha, tháng 7-1956 chiếm 88% số xuất cảng. Về công nghiệp còn nhà máy điện nước, nhà máy gạo, hãng bia, đá, hãng rượu Bình Tây, hàng hoá chất, dệt bố, thuỷ tinh, diêm, v.v. Pháp cũng còn một số cơ sở giao thông vận tải xe hơi và đường sông.

Chính sách Mỹ - Diệm là vừa gạt Pháp dần, bắt kinh tế Pháp ở miền Nam phụ thuộc vào Mỹ, vừa lợi dụng kinh tế Pháp để ổn định tình hình kinh tế miền Nam, đồng thời nắm chỗ yếu của Pháp, dùng Pháp phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ.

Đối với tư bản Hoa kiều, chính quyền Diệm dùng thủ đoạn cấm 11 nghề một mặt để mị dân, một mặt nhằm tước đoạt một số quyền lợi kinh tế đưa về cho phe cánh Diệm. Nhưng thực tế chúng không đạt được kết quả mấy, một số cơ sở Hoa kiều trả môn bài, chuyển vốn gây thêm khó khăn cho chúng.

5. Kinh tế miền Nam là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc vào chính sách kinh tế chuẩn bị chiến tranh của Mỹ nên đi vào con đường bế tắc.

Tình trạng bế tắc về kinh tế đưa đến những hỗn loạn về mặt xã hội. Nạn thất nghiệp hiện nay trầm trọng. Các tệ hại xã hội khác như trộm cướp, cao bồi, bắt cóc, lừa đảo, mãi dâm, giết người, tự sát xảy ra ngày càng nhiều.

Để lừa bịp, Mỹ - Diệm phải tuyên truyền "chương trình phục hưng kinh tế", rồi đến "kế hoạch kinh tế 5 năm", nhưng nhân dân miền Nam ngày càng khó khăn trong công ăn việc làm, khó khăn trong đời sống càng ngày càng nhận rõ nguyên nhân của tình hình bế tắc đó. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế ngày càng rộng rãi, bao hàm một nội dung chính trị rất sâu sắc là chống can thiệp Mỹ, chống chính sách lệ thuộc Mỹ của chính quyền miền Nam.

II- Tính chất của chính quyền miền Nam và thế lực của Mỹ - Diệm hiện nay

a. Tính chất của chính quyền miền Nam

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, phe xã hội chủ nghĩa lớn mạnh và phát triển nhanh chóng, phong trào dân tộc chủ nghĩa của các dân tộc thuộc địa và chậm tiến ở Á - Phi và trung Nam Mỹ vùng lên làm tan rã chủ nghĩa thực dân không gì ngăn cản nổi, phong trào hoà bình lớn mạnh hơn bao giờ hết. Đó là những sự kiện vô cùng lớn lao trong tình hình quốc tế ngày nay.

Đế quốc chủ nghĩa không thể duy trì nền thống trị của chúng trên các thuộc địa dưới hình thức cổ điển đã bị nhân dân toàn thế giới lên án. Chúng phải đưa ra một hình thức thuộc địa trá hình để lừa bịp và làm dịu sức đấu tranh của quần chúng, chia rẽ các lực lượng phản đế ở các thuộc địa. Chúng khoác cho các nước đó một hình thức quốc gia độc lập giả hiệu để duy trì trên thực tế quyền lực của chúng bằng cách nắm độc quyền kinh tế, khống chế về quân sự và chính trị.

Ở miền Nam hiện nay, tuy đế quốc Mỹ không có quân đội và bộ máy cai trị như Pháp trước đây, nhưng chúng thực sự điều khiển mọi mặt hoạt động của chính quyền miền Nam: quân sự, kinh tế và chính trị. Miền Nam hiện nay rõ là một thuộc địa (kiểu mới) của đế quốc Mỹ. Đế quốc Mỹ đang ra sức xây dựng miền Nam thành một căn cứ quân sự, một tiền đồn của phe đế quốc ở Đông Nam Á để một mặt đối phó với phong trào độc lập dân tộc trong khu vực này, mặt khác gắn liền với các căn cứ quân sự khác của Mỹ ở Thái Bình Dương, hình thành một thế bao vây miền Bắc nước ta và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, để chống phe xã hội chủ nghĩa.

Để duy trì và củng cố sự thống trị của chúng ở miền Nam, đế quốc Mỹ dựa vào bọn phong kiến quan liêu phản động nhất và nhóm tư sản mại bản thân Mỹ mà gia đình Ngô Đình Diệm là tiêu biểu.

Như vậy, chính quyền miền Nam là một chính quyền đế quốc xâm lược và phong kiến độc tài hiếu chiến.

- Nó là đế quốc xâm lược vì đế quốc Mỹ là tên trùm đế quốc xâm lược và gây chiến.

- Nó là phong kiến vì bản chất lệ thuộc bán nước của nó là bản chất của giai cấp thoái bộ nhất, phản động nhất trong xã hội ta hiện nay.

- Nó là hiếu chiến vì ý đồ của nó là muốn thống trị cả nước ta, nhưng vì bản chất phản động, phi nghĩa của nó, bị nhân dân cả nước phản đối và chống lại, cho nên nó âm mưu gây chiến tranh chống lại chính sách hoà bình và chính nghĩa của nhân dân ta.

- Nó là độc tài phát xít vì chính quyền đó mọc ra trong lúc dân tộc ta kháng chiến thắng lợi, phong trào độc lập dân tộc và hoà bình dân chủ ở Đông Nam Á lên cao, bộ mặt bán nước phản dân của nó quá rõ rệt nên bị quảng đại nhân dân thù ghét. Bản chất phi nghĩa của nó buộc nó phải dựa vào lực lượng vũ trang, dựa vào chính sách bạo lực tàn khốc, phải thi hành độc tài phát xít để tồn tại. Nhưng chế độ phát xít Mỹ - Diệm ở miền Nam có khác với các chế độ phát xít ở nơi khác. Phát xít Hítle, phát xít Nhật còn có cơ sở quần chúng nhất định, nên lừa gạt được quần chúng, nhồi sọ được hàng chục vạn thanh niên làm công cụ thi hành chính sách phát xít của chúng. Còn Mỹ - Diệm thì cơ sở xã hội rất hẹp, chỉ dựa vào bọn phong kiến và tư sản mại bản phản động nhất, một số con cái địa chủ bị ta đánh đổ trong cải cách ruộng đất có thù hằn sâu sắc với ta, một số lưu manh côn đồ và một ít đầu hàng phản bội. Do đó Mỹ - Diệm rất muốn thực hiện một chế độ độc tài phát xít như một số nước khác, nhưng vì cơ sở xã hội và ảnh hưởng chính trị của chúng rất hẹp, cho nên chúng chỉ có thể thi hành một số chính sách và biện pháp tàn bạo, hung ác chứ không có đủ thực lực trong nhân dân để thực hiện hết ý đồ phát xít của chúng.

b. Đánh giá thế lực của Mỹ - Diệm ở miền Nam hiện nay như thế nào?

Sau khi Mỹ - Diệm dẹp được các giáo phái, chúng thống nhất quân đội, ráo riết tăng cường quân lực và bộ máy công an mật thám, nắm lấy bộ máy chính quyền từ trên xuống; như thế, chính quyền Mỹ - Diệm có được vững vàng hơn, và đứng về một phương diện nào đó, chính quyền Mỹ - Diệm có được củng cố hơn.

Nhưng với một chính sách độc tài phát xít, gia đình trị, quá trình củng cố chính quyền đó lại gây ra trong bản thân nó những mâu thuẫn tất yếu ngày càng gay gắt, làm cho nó không ổn định để rồi càng suy yếu hơn.

Các mâu thuẫn đó là:

- Bọn địa chủ phản động và tư sản mại bản quan liêu thân Mỹ có địa vị trong chính quyền như bọn Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Văn Lắm, Vũ Văn Mẫu, Bùi Văn Thịnh không có thực quyền, bất mãn với chính sách gia đình trị của Diệm. Những tướng tá không ăn cánh với Diệm, hay bị nghi ngờ đều bị thay đổi công tác hoặc bị loại ra khỏi quân đội bằng cách đưa đi nước ngoài, làm cho số tướng tá đương chức cũng như nhân viên cao cấp trong chính quyền luôn luôn có sự nghi kỵ và chia rẽ.

- Giữa Diệm và các tay sai khác của Mỹ như Phan Quang Đán, Trần Chánh Thành tranh giành thế lực với Diệm, mà Diệm thì tìm đủ mọi cách không cho bọn này gây thế lực.

- Giữa Mỹ và Diệm, vì chính sách cá nhân gia đình trị của Diệm không làm vừa lòng đế quốc Mỹ muốn có một tập đoàn thống trị theo tính chất giai cấp như kiểu Mỹ.

- Giữa hành chính, quân đội và công an, nhất là giữa quân đội và công an tranh giành quyền hành, có khi công khai xung đột bằng vũ khí.

Tình hình trên chưa phải là chỗ yếu căn bản của chính quyền Mỹ - Diệm, chỗ yếu căn bản là vì chúng thất bại về chính trị và ngày càng bị cô lập:

- Từ 1954 Mỹ - Diệm cổ động cho chính sách hiếu chiến, tuyên truyền "Bắc tiến", "lấp sông Bến Hải", v.v. nhưng bị quần chúng phản đối, binh lính thì lo sợ, không đồng tình. Chúng bắt buộc phải bỏ khẩu hiệu Bắc tiến, phải nói đến thống nhất bằng phương pháp hoà bình.

Chúng dùng chính sách khủng bố, đàn áp trắng trợn để làm cho nhân dân khiếp sợ phải khuất phục chúng, để đập tan uy thế của kháng chiến và xoá bỏ danh nghĩa kháng chiến của nhân dân. Nhưng chúng thất bại, chúng buộc phải nói kháng chiến là yêu nước. Không những chúng không đàn áp được ý chí hoà bình thống nhất, độc lập và dân chủ của nhân dân ta mà trái lại các lực lượng yêu nước đều chống lại chúng ngày càng rộng rãi hơn. ảnh hưởng của Đảng nói chung không bị giảm sút mà nhiều nơi ở Nam Bộ và Thượng du Liên khu V càng được lan rộng hơn, vững vàng hơn. Ngay ở những nơi Mỹ - Diệm có thể mua chuộc được bọn tay sai, chia rẽ và đàn áp khốc liệt, uy thế của quần chúng tạm bị sa sút, nhưng nhân dân sống trong căm hờn chờ có cơ hội là tập họp lại và đấu tranh.

- Chúng định lừa bịp quần chúng với cái vỏ độc lập quốc gia giả hiệu, tự cho chúng là cách mạng quốc gia, hô hào "thăng tiến cần lao", bày trò cải cách điền địa. Với tất cả những thủ đoạn đó, chúng muốn tranh về chúng ngọn cờ dân tộc mà Đảng ta đã nêu cao từ mấy mươi năm nay, nhưng Mỹ - Diệm cũng thất bại vì những hành động bắn giết, khủng bố hàng ngày đã vạch trần bộ mặt tàn bạo của chúng, cho nên chúng không thể nào che giấu được bản chất bán nước hại dân của chúng. Dưới con mắt của quần chúng, rõ ràng chúng là kẻ thù địch, điều đó quần chúng không thể nào lầm lẫn được. Bọn chúng đang sống và làm giàu trên căm hờn của hàng triệu nhân dân lao động, trên sự bực tức, sự bất bình của các từng lớp nhân dân.

Chính đó là chỗ yếu căn bản của Mỹ - Diệm. Bọn đế quốc ca tụng sự trưởng thành và cái gọi là "phồn vinh" của chế độ miền Nam, nhưng chúng không thể che giấu được sự lo ngại của chúng, vì đó là một sự phồn vinh giả tạo chất chứa đầy mâu thuẫn trong bản thân của nó để rồi suy sụp nặng nề hơn không thể tránh khỏi.

Nếu so sánh thực lực của Mỹ - Diệm ở miền Nam hiện nay với thực lực của đế quốc và phong kiến Pháp - Bảo Đại trong lúc kháng chiến thì ta thấy rằng: một mặt đế quốc Mỹ là tên trùm đế quốc nhiều lần mạnh hơn đế quốc Pháp, có khả năng xâm lược hơn Pháp, nhưng mặt khác trong tình hình hiện nay chúng không thể trắng trợn đưa quân đội Mỹ đến chiếm đóng miền Nam mà phải dùng một số cố vấn nắm quân đội miền Nam. Cho nên thực lực của Mỹ - Diệm ở miền Nam không mạnh hơn Pháp, Bảo Đại trước đây vì quân đội viễn chinh Pháp là một quân đội xây dựng với một ý thức quân đội của một cường quốc đi xâm lược, còn quân đội miền Nam mặc dù Mỹ ráo riết huấn luyện kỹ thuật, cố gắng "tác động tinh thần" nhằm biến nó thành một quân đội hiếu chiến có ý thức xâm lược nhưng trong hoàn cảnh lịch sử nước ta ngày nay, với thành phần binh lính là người Việt Nam, quân đội đó không thể trở thành một công cụ xâm lược đắc lực của đế quốc Mỹ. Phong trào dân tộc dân chủ trên thế giới, phong trào quần chúng rộng rãi trong nước đấu tranh chống Mỹ - Diệm, đòi hoà bình thống nhất, đòi tự do dân chủ, cải thiện dân sinh hàng ngày tác động đến họ làm cho tinh thần và tư tưởng họ chuyển biến bất lợi cho bọn xâm lược Mỹ. Đó là chỗ khác biệt giữa miền Nam và các căn cứ quân sự khác của Mỹ như ở Phi Luật Tân1), Nam Triều Tiên, vì ở những nơi này chúng có quân đội Mỹ chiếm đóng và có thể hợp pháp tăng viện khi cần thiết để tiếp tay với chính quyền bù nhìn đàn áp phong trào cách mạng.

Từ các nhận định trên, chính quyền Mỹ - Diệm ở miền Nam về mặt chính trị căn bản là yếu. Nhưng vì sao mấy năm nay nó vẫn tồn tại? Nó tồn tại là vì sau đình chiến ta tập kết lực lượng vũ trang của ta ra miền Bắc, như vậy là tương quan lực lượng giữa ta và địch, địch hơn ta ở miền Nam. Trong khi ấy ta có miền Bắc hoàn toàn giải phóng để xây dựng thành căn cứ cách mạng vững chắc và rộng lớn để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của toàn dân ta.

Lực lượng Mỹ - Diệm là dựa vào quân sự, lấy quân sự tấn công ta, đàn áp để tiêu diệt phong trào miền Nam. Còn ta thì từ đấu tranh vũ trang chuyển sang đấu tranh chính trị. Như thế nghĩa là ta hạ thấp hình thức đấu tranh, từ thế công chuyển sang thế thủ. Mặc dù trong đấu tranh chính trị ở miền Nam, từng lúc, từng nơi và từng phần ta có tấn công chúng, nhưng đó cũng chỉ là tấn công trong thế thủ chung. Trong tình hình ấy, ta dùng lực lượng chính trị của quần chúng, địch dùng vũ lực, đứng về thế hiện nay mà nói, lực lượng chính trị của ta chưa có thể biến ngay thành sức mạnh vật chất để chọi lại chúng và đánh đổ chúng. Vì thế mà chính quyền Mỹ - Diệm đến nay vẫn tồn tại và còn giữ được địa vị thống trị của chúng. Nhưng chúng không thể tồn tại mãi mãi khi quần chúng đoàn kết đứng lên và quyết tâm đánh đổ chúng.

Phân tích tính chất của chính quyền miền Nam và đánh giá thế lực của Mỹ ở miền Nam là để nhận rõ đối tượng của cách mạng và khả năng tiến lên của phong trào cách mạng miền Nam.

Đối tượng của cách mạng miền Nam là đế quốc và phong kiến. Kẻ thù cụ thể trước mắt là đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm.

Thế lực của đế quốc Mỹ ngày nay trên thế giới ngày càng sa sút, thế lực của chúng ở miền Nam căn bản không phải mạnh. Tình hình ngày càng biến chuyển bất lợi cho chúng, có lợi cho ta. Việc xây dựng thực lực của chúng ta trong quần chúng và trong quân đội miền Nam sẽ là những cơ sở căn bản đảm bảo cho chúng ta giành lấy thắng lợi cuối cùng.

III: Tình hình biến chuyển các giai cấp ở miền Nam

Dân tộc ta đã chịu ách đô hộ của đế quốc thực dân gần một thế kỷ. Trong suốt thời gian đó luôn luôn có những cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta và đế quốc thực dân rất sâu sắc.

Nhân dân miền Nam đã cùng nhân dân toàn quốc làm Cách mạng Tháng Tám thành công và đã trải qua hơn chín năm kháng chiến chống đế quốc rất anh dũng, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Trong kháng chiến, nhân dân miền Nam đã đem xương máu ra xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và đã được hưởng những quyền lợi kinh tế, chính trị và văn hoá xã hội mà chế độ đó đem lại. Vì vậy đến nay, nhân dân miền Nam vẫn nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Chính phủ của mình. Nhân dân miền Nam được rèn luyện về chính trị trong quá trình kháng chiến, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng và nhận rõ tiền đồ của cách mạng.

Việc tập kết chuyển quân được tiến hành giữa lúc ở chiến trường chính và cả ở các chiến trường miền Nam đang thắng lợi lớn về mặt chính trị và quân sự, nhân dân đang trong khí thế chiến thắng đế quốc thực dân.

Sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam đã đẩy lùi xã hội miền Nam từ một chế độ dân chủ nhân dân đang tiến lên trở lại một chế độ thuộc địa với một chính quyền đế quốc phong kiến độc tài phát xít tàn bạo. Điều đó làm nổi bật mâu thuẫn sâu sắc giữa một bên là dân tộc Việt Nam vùng lên giành lại độc lập và dân chủ trong cả nước còn một bên là đế quốc Mỹ và bọn tay sai cướp nước và bán nước. Đó là đặc điểm hết sức quan trọng chi phối thái độ chính trị của các giai cấp ở miền Nam.

Từ hoà bình đến nay việc xây dựng miền Bắc hoàn toàn giải phóng đã đem lại những thắng lợi chưa từng có trên đất nước ta, sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự phát triển của phong trào độc lập dân chủ trên thế giới là những yếu tố mới tác động hằng ngày vào tình hình miền Nam, ảnh hưởng đến thái độ của các giai cấp đối với cách mạng.

1. Về giai cấp địa chủ: Lúc hoà bình lập lại, ý thức chung của giai cấp địa chủ là dựa vào chính quyền Mỹ - Diệm để phục hồi địa vị và quyền lợi kinh tế chính trị đã bị tổn thất trong kháng chiến. Nhưng trên tương quan lực lượng giữa phong trào cách mạng và chủ nghĩa đế quốc thực dân trên thế giới và trong nước hiện nay, họ chưa tin tưởng ở tương lai của chính quyền Mỹ - Diệm. Chính sách cải cách điền địa mị dân, chính sách thuế điền thổ, chính sách độc quyền lúa gạo, dìm giá lúa của Mỹ - Diệm đã đụng chạm đến quyền lợi của họ, việc Mỹ - Diệm đả kích vào bọn thân Pháp trong số đó hầu hết là đại địa chủ đã làm cho họ không thoả mãn. Thêm vào đó, nông dân vẫn tiếp tục đấu tranh để bảo vệ các quyền lợi về ruộng đất.

Do các yếu tố ấy, đại bộ phận giai cấp địa chủ có thái độ lưng chừng. Tình hình đã diễn ra như sau: lúc chính quyền ta mới rút đi, một số địa chủ dựa vào chính quyền Mỹ - Diệm hống hách trở về hăm doạ đòi đất, đòi tô, v.v. nhưng chúng đụng phải sức phản ứng mạnh của nông dân, một số tên bị nông dân dùng vũ lực đối phó lại. Qua các phong trào đấu tranh chính trị lớn: đòi hiệp thương, chống trưng cầu dân ý, chống bầu cử quốc hội bù nhìn, uy thế chính trị của quần chúng làm cho chúng phải dè dặt.

Mặt khác nông dân đối với họ cũng có nhân nhượng: đối với đất tạm cấp, nông dân không đòi giữ quyền sở hữu, chỉ đòi giữ nguyên canh với mức tô trong kháng chiến. Điều đó làm cho địa chủ bớt găng với nông dân. Khuynh hướng chung là tìm cách thương lượng với nông dân để thu được tô ít nhiều, rồi dần dần tìm cách tăng tô lên.

Hiện nay đại thể có ba loại địa chủ:

a) Một số ít phản động ngoan cố dựa hẳn vào thế lực Mỹ - Diệm để bóc lột đàn áp nông dân, ngoài số ra mặt phản động, còn có số bề ngoài tỏ thái độ êm dịu với nông dân nhưng bí mật điểm chỉ bắt bớ cơ sở cách mạng. Số địa chủ phản động ngoan cố không nhất thiết là địa chủ lớn, có một số địa chủ nhỏ nắm lèo lái chính quyền xã, liên xã, dựa vào đó đi cướp bóc, tống tiền, cướp của, cướp đất nên gắn bó với chế độ Mỹ -Diệm. Số này nổi lên ở những nơi phong trào ta yếu như nhiều vùng ở Liên khu V có thể hình thành một từng lớp địa chủ quan liêu mới làm chỗ dựa đắc lực cho Mỹ - Diệm ở nông thôn.

Ngoài số này ra, còn có số địa chủ di cư và con cái chúng bị ta đánh đổ ở miền Bắc có thù hằn sâu sắc với ta. Nhưng vào Nam chúng chưa có cơ sở ruộng đất, đang biến thành một bọn lưu manh làm tay chân đắc lực cho chính quyền Mỹ - Diệm đàn áp quần chúng.

b) Số đông thuộc hạng lưng chừng, không găng với nông dân, ít nhiều có thái độ thương lượng với nông dân để khôi phục quyền lợi. Trong hạng này cũng có nhiều địa chủ lớn... ở Liên khu V đến nay còn lờ, chưa đòi đất lại (đất đã tạm cấp). Hạng này không theo Mỹ - Diệm nhưng không muốn thống nhất.

c) Số ít địa chủ yêu nước trước đây hiến điền tham gia kháng chiến ít nhiều, có con em đi tập kết, đối với nông dân có thái độ thoả thuận, thu tô một phần nào. Họ tán thành thống nhất nhưng sợ đấu tố.

Trong hạng này có những nhân sĩ tiến bộ, có màu sắc tư sản dân tộc, có tinh thần chống Mỹ, muốn nước nhà được độc lập.

Nói chung, với sự củng cố chính quyền Mỹ - Diệm ở địa phương, số địa chủ phản động có phần tăng lên so với khi hoà bình mới lập lại, nhất là ở những vùng phong trào ta yếu.

Nhưng hiện nay ở nông thôn mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn tay chân trong chính quyền Mỹ - Diệm là gay gắt, còn giữa nông dân và địa chủ từng nơi có thể không căng thẳng. Với sách lược hiện nay là: đoàn kết bần cố trung nông, liên hiệp với phú nông, lôi kéo những phần tử địa chủ muốn chống Mỹ, trung lập bộ phận lưng chừng, cô lập bọn địa chủ ngoan cố, đánh bại tư tưởng chính trị làm tay sai cho Mỹ - Diệm ở nông thôn, ta có khả năng trung lập hoá một bộ phận lớn trong giai cấp địa chủ.

2. Về giai cấp tư sản:

Trong cả thời kỳ Pháp thuộc, chính sách thực dân chèn ép của thực dân Pháp làm cho giai cấp tư sản Việt Nam không ngóc đầu được. Trong thời kỳ kháng chiến, nhờ chạy theo nhu cầu của quân đội viễn chinh, một số tiểu công nghệ cơ khí hoá ít nhiều có phát triển khá, thương nghiệp cũng có phát triển, giai cấp tư sản làm ăn phát đạt hơn trước, sản xuất và kinh doanh có được mở rộng hơn. Nhưng sau hoà bình, khi quân đội Pháp rút khỏi miền Nam, nhiều ngành phải đình đốn, suy sụp hoặc chuyển hướng một cách khó khăn. Một số xí nghiệp Pháp bị Mỹ - Diệm chèn ép đóng cửa, kéo theo một số tư sản miền Nam phụ thuộc vào họ. Tuy vậy, họ vẫn hy vọng rằng, không còn sự đè ép của Pháp, chính quyền Mỹ - Diệm sẽ giúp đỡ họ mở rộng và phát triển kinh doanh và họ cũng có thể có cương vị của họ trong xã hội miền Nam và trong chính quyền miền Nam. Nhưng tình hình thực tế đã diễn ra không đúng với mơ ước của họ làm cho phần đông ngày càng thất vọng. Chính sách độc quyền kinh tế của Mỹ chỉ làm giàu cho một số ít tư sản mại bản lớn trong phe cánh họ hàng của Diệm. Số tư sản miền Bắc chạy vào Nam lúc đầu được Mỹ - Diệm nâng đỡ, cho nhiều đặc quyền nhưng dần dần họ không được hưởng nhiều chế độ ưu đãi ấy nữa, nên họ cũng không thoát được cảnh bế tắc chung của tư sản miền Nam. Các ngành công thương nghiệp ngày càng đình đốn, một số phá sản. Chính sách gia đình trị của Diệm cũng không cho họ có địa vị gì trong chính quyền, chính sách độc tài phát xít của Mỹ - Diệm chạm đến ý thức dân tộc ít nhiều của họ.

Trước tình hình kinh doanh khó khăn, một số chạy hùn vốn với tư sản ngoại quốc, nhưng một số tư sản dân tộc vẫn tự lực làm ăn hoặc tập hợp lại kinh doanh. Họ tổ chức ra Liên đoàn công kỹ nghệ và Việt Nam công thương hội.

Tình hình trên đây làm cho giai cấp tư sản miền Nam bất mãn chế độ Mỹ - Diệm. Phong trào đấu tranh rộng rãi của công nông miền Nam hằng ngày, lần lần ảnh hưởng đến họ. Họ thấy nguy cơ của viện trợ Mỹ, nhưng bản chất của họ là cải lương, phản ứng của họ đối với Mỹ - Diệm (phong trào bảo vệ nội hoá, giảm thuế, phân phối ngoại tệ, v.v.) là do động cơ về quyền lợi kinh tế chứ chưa phải do ý thức chính trị rõ ràng của giai cấp họ.

Đối với miền Bắc, họ thấy rõ khả năng tiến lên của chúng ta nhưng họ sợ cách mạng xã hội chủ nghĩa tước đoạt tài sản, quyền lợi của họ cho nên họ muốn hoà bình, độc lập dân tộc, nhưng không muốn thống nhất ngay. Ngọn cờ hoà bình trung lập có khả năng tập hợp giai cấp tư sản thành một lực lượng chống Mỹ. Con đường biến chuyển đó của giai cấp tư sản có lợi cho ta. Cho nên dựa vào phong trào công nông và các từng lớp lao động khác, với một hình thức mặt trận thích hợp với các từng lớp tư sản dân tộc, ta có khả năng tập hợp một mặt trận thật rộng rãi ở miền Nam.

Trong số tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thân Pháp trước đây, hiện nay cũng có một số đáng kể còn muốn dựa vào Pháp, đại biểu cho họ là lực lượng chính trị thân Pháp trong đó có những tên như Trần Văn Hữu, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Xuân Chữ, Trần Văn Lý, Nguyễn Mạnh Hà, v.v. có hoạt động ít nhiều ở miền Nam và ở Pháp. Họ chống Mỹ - Diệm và căn bản cũng chống ta, nhưng muốn "lợi dụng" ta để gây ảnh hưởng và thế lực. Chính sách của ta là lợi dụng mâu thuẫn của họ với Mỹ - Diệm làm mặt trận với họ để tập trung lực lượng chống Mỹ - Diệm, nhưng đấu tranh về mặt lưng chừng và chống cộng của họ.

3. Giai cấp tiểu tư sản thành thị:

Giai cấp tiểu tư sản thành thị ở miền Nam là một lực lượng tương đối đông. Sự bế tắc của nền kinh tế miền Nam làm cho đời sống họ khó khăn hơn trước, công việc làm ăn bấp bênh. Họ có tinh thần dân tộc khá, chống chế độ nô dịch và thối nát của Mỹ - Diệm. Trong từng lúc, họ tham gia phong trào khá rộng rãi như phong trào hoà bình, phong trào cứu tế nạn nhân.

Họ có cảm tình với cách mạng, thấy được chính nghĩa, sức mạnh của ta, nhưng còn sợ chế độ ta khắt khe, sợ mất tự do, sợ sống khắc khổ, sợ ta quá chú trọng công nông. Họ có ý thức chính trị, quan tâm đến thời cuộc hơn những từng lớp tư sản, nhưng họ chưa tin tưởng ở nhân dân, chưa tin ở bản thân họ; trước tình hình khó khăn và phức tạp, một bộ phận khá lớn tỏ ra tiêu cực hoang mang chờ đợi như đứng ở ngã ba đường.

Nông dân:

Nông dân chiếm 3/4 dân số ở miền Nam, là lớp người được nhiều quyền lợi trong kháng chiến và cũng đóng góp nhiều nhất cho kháng chiến (ở Nam Bộ ta đã tạm cấp 320.000 ha cho bần cố nông, mức tô trong vùng tự do được giảm theo quy định của Chính phủ Trung ương, có nơi nông dân đấu tranh hạ thấp hơn). Nông dân miền Nam do đó giác ngộ về quyền lợi giai cấp của họ và quyết tâm đi với cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chính sách khủng bố tàn khốc của Mỹ - Diệm, nạn cướp bóc, vơ vét thuế má nặng nề, bắt phu bắt lính cộng với việc địa chủ tìm cách lấy đất, tăng tô, làm cho tình hình nông thôn căng thẳng, không thể ổn định. Nói chung đời sống của nông dân hiện nay khó khăn hơn hồi kháng chiến. Ngay như ở Nam Bộ hiện nay có một số vùng bị nạn đói kém. Những nơi phong trào sút kém như trung châu Liên khu V, đời sống nông dân nhất là bần cố nông rất khó khăn. Không sống nổi ở địa phương, một số ra thành thị tìm việc làm ăn, hàng mấy vạn người bị bắt đưa đi Tây Nguyên làm phu ở các dinh điền của Mỹ - Diệm. Các gia đình cán bộ thoát ly và tập kết bị bao vây khủng bố, đời sống rất khốn khổ.

Chính sách khủng bố, đàn áp, bóc lột của Mỹ - Diệm làm cho nông dân miền Nam càng thiết tha với chế độ dân chủ nhân dân. Công cuộc cải cách ruộng đất và kiến thiết miền Bắc có ảnh hưởng sâu sắc đến họ và đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của họ. Mỹ - Diệm cũng đưa ra cải cách điền địa mong lừa bịp, lôi kéo về chúng lực lượng nông dân, nhưng chúng đã thất bại, nông dân miền Nam tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, họ thấy chỉ có đi theo sự lãnh đạo của Đảng thì mới có thể thoát khỏi xiềng xích của đế quốc phong kiến, cho nên mấy năm qua mặc dầu bị khủng bố uy hiếp, phong trào đấu tranh ở nông thôn căn bản được giữ vững. Tuy nhiên, gặp lúc tình hình găng và nếu Đảng lãnh đạo không kịp thời, thì một số khá đông sinh cầu an, chờ đợi ngại đấu tranh với địch. Một số cũng khá đông nhất là thanh niên gặp lúc khó khăn muốn vũ trang chống lại địch, không tin tưởng ở đấu tranh chính trị.

Giai cấp công nhân và lao động nghèo thành thị:

Giai cấp công nhân miền Nam và lao động nghèo thành thị rất đông. Tình hình kinh tế bế tắc ở miền Nam làm cho đời sống của họ ngày càng bấp bênh, khổ cực: nạn thất nghiệp, khủng bố, đốt nhà, đuổi nhà, bắt phu, bắt lính, thiếu nước, thiếu đèn, đủ các thứ thuế, phạt vạ. Mấy năm qua mặc dầu Mỹ - Diệm dùng nhiều thủ đoạn lừa bịp, mua chuộc để chia rẽ lực lượng giai cấp công nhân, nhưng giai cấp công nhân và nhân dân lao động nghèo thành thị đều hướng về chế độ miền Bắc, ý thức chống Mỹ - Diệm và lực lượng đoàn kết đấu tranh càng ngày càng phát triển rộng rãi hơn lúc kháng chiến.

Trong mấy năm qua giai cấp công nhân miền Nam đã huy động lực lượng mình đứng lên kiên quyết đấu tranh. Có những cuộc đấu tranh gồm toàn ngành như ngành khuân vác ở bến tàu, ngành đồn điền cao su và cà phê ở miền Nam, ngành vận tải như lái xe tắc xi và xích lô có hàng vạn công nhân tham gia. Họ là lực lượng đi đầu trong các cuộc biểu tình 1-5 năm 1957, 1958 ở miền Nam nêu cao khẩu hiệu hoà bình thống nhất cùng các khẩu hiệu về ruộng đất hỗ trợ cho nông dân, các khẩu hiệu về bảo vệ nội hoá hỗ trợ cho giai cấp tư sản dân tộc, v.v.. Đó là đặc điểm nổi nhất của tình hình giai cấp công nhân và lao động nghèo ở thành thị trong mấy năm sau hoà bình.

Nhưng vì trong kháng chiến, cơ sở của Đảng ở thành thị yếu, Đảng chưa có hoàn cảnh giáo dục họ rộng rãi và sâu sắc, cho nên mặc dù họ thiết tha yêu nước, tin tưởng ở Đảng, tin tưởng ở chế độ ta, nhưng trình độ chính trị và tổ chức nói chung chưa được nâng cao kịp với tình hình. Đó là nhược điểm lớn của phong trào thành thị hiện nay.

a. Tình hình các tôn giáo

Lực lượng các tôn giáo ở miền Nam là một lực lượng khá đông, bao gồm gần 2 triệu người. Thái độ chính trị của họ ngả về chế độ Mỹ - Diệm hay về ta có một ý nghĩa quan trọng.

Công giáo: Trước hoà bình tổng số đồng bào Công giáo chỉ khoảng 324.630, nay cộng thêm vào số đồng bào miền Bắc di cư vào có khoảng 711.714 (theo tài liệu của báo chí miền Nam).

Mấy năm qua Mỹ - Diệm cố gắng phát triển Công giáo để làm hậu thuẫn cho chúng. Chúng đạt được một số kết quả ở vài nơi ở Liên khu V; trong những vùng bị khủng bố nặng nề, có nhiều người vào Công giáo để tránh khủng bố; ở Nam Bộ cũng làm như thế, nhưng Công giáo không phát triển nổi.

Số Công giáo người miền Nam, nhất là ở Nam Bộ, trước đây đoàn kết tốt với đồng bào lương và tham gia kháng chiến, đến nay nói chung quan hệ tốt đó vẫn được duy trì. Những cha cố Công giáo di cư vào không lôi kéo được họ.

Công giáo di cư khi mới vào nói chung đều ủng hộ Diệm, tích cực chống ta. Nhưng Diệm không đem lại quyền lợi cho họ như đã hứa, trái lại hàng trăm ngàn bị thất nghiệp, họ bị bắt đi làm đồn điền, lên Tây Nguyên bị đốt nhà, cúp phụ cấp, đời sống rất cơ cực. Sự tranh giành giữa Ngô Đình Thục với các giám mục khác như Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Nguyễn Văn Hiền, sự tranh giành địa phận con chiên giữa linh mục di cư và địa phương làm cho nội bộ bọn cầm đầu Công giáo mâu thuẫn nhau. Số lớn Công giáo di cư bất mãn, thán oán chế độ Mỹ - Diệm và có xảy ra những cuộc đấu tranh khá mạnh mẽ như vụ chống ký khế ước ở Cái Sắn, chống đuổi nhà ở Sài Gòn...

Tình hình Công giáo di cư đối với Diệm tuy có lúc găng, nhưng họ bị bưng bít nhồi sọ không hiểu chính sách của ta nên vẫn nghi ngờ ta và chống ta. Khả năng cộng tác của ta trong Công giáo di cư còn rất yếu trong các vùng tập trung di cư.

Hoà Hảo: Tín đồ Hoà Hảo đa số là nông dân, đông nhất ở vùng Long Xuyên, Châu Đốc (độ 500.000). Bộ đội Hoà Hảo trong kháng chiến theo Pháp đánh với ta. Đồng bào Hoà Hảo một thời gian cũng chống ta gay gắt về sau quan hệ với ta được cải thiện dần nhưng cơ sở của ta trong vùng Hoà Hảo còn rất ít.

Sau hoà bình, Diệm giải tán lực lượng quân sự của Hoà Hảo.

Bọn tướng cầm đầu bộ đội Hoà Hảo lần lượt đầu hàng Mỹ - Diệm (Lửa, Ngộ, Ngoán, Ba Cụt), và quân đội của chúng cũng tan rã.

Một số đơn vị được ta giúp đỡ duy trì lực lượng chống lại Mỹ - Diệm. Bọn chỉ huy vừa dựa vào ta vừa sợ ta nắm bộ đội chúng nên lưng chừng, Mỹ - Diệm một mặt dùng quân sự tấn công tiêu diệt, mặt khác tìm cách mua chuộc bọn chỉ huy. Vì bản chất lưu manh, cướp bóc của bọn chỉ huy, không thể được nhân dân ủng hộ, nên phần lớn dần dần cũng đầu hàng Mỹ- Diệm. Nhưng chính sách đàn áp, cướp bóc của Mỹ - Diệm trong các vùng Hoà Hảo làm cho đồng bào Hoà Hảo thấy rõ bộ mặt bán nước và gian ác của chúng, và cùng với ta chống Mỹ - Diệm. Nhờ vậy mà ta có hoàn cảnh thanh toán những thành kiến cũ, và mở rộng cơ sở và mặt trận chống Mỹ - Diệm trong vùng Hoà Hảo, điều mà trong thời kỳ kháng chiến ta chưa làm được.

Cao Đài:

Cao Đài chia làm 12 phái với 70 vạn tín đồ, trong đó có bốn phái quan trọng:

- Phái Cao Đài Hậu Giang của cụ Cao Triều Phát tham gia kháng chiến, nay vẫn hăng hái tham gia phong trào chung.

- Phái Chính đạo ở Bến Tre, trong kháng chiến đứng trung lập, một số ít tham gia kháng chiến. Hoà bình trở lại họ gần gũi ta hơn. Mỹ - Diệm cố mua chuộc chức sắc nhưng không làm được, nên vu khống cho là Việt cộng và cấm hành đạo. Hầu hết tín đồ và chức sắc đều đoàn kết với nhân dân chống Mỹ - Diệm.

- Phái Tiên Thiên (3.000 tín đồ) bọn cầm đầu theo Mỹ - Diệm, nhưng bị quần chúng tín đồ chống lại.

- Phái Tây Ninh do Phạm Công Tắc cầm đầu (30 vạn tín đồ) trong kháng chiến theo Pháp, tổ chức bộ đội, chiếm đóng vùng Toà thánh Tây Ninh chống lại ta, ý thức chống cộng gay gắt. Lúc mới hoà bình Mỹ - Diệm lợi dụng bộ đội Cao Đài tiêu diệt cơ sở của ta. Nhưng sau đó Mỹ - Diệm dẹp các giáo phái, quân đội Cao Đài bị bao vây và phân tán. Một số cầm đầu quân sự theo Mỹ - Diệm (Nguyễn Thành Phương) bao vây Toà thánh, giải tán các tổ chức chính trị, kinh tế. Phạm Công Tắc phải chạy sang Miên. Diệm đưa Cao Hoài Sang thay thế Phạm Công Tắc và để lừa gạt tín đồ Cao Đài, hai bên cam đoan: Cao Đài không làm chính trị, Diệm bảo đảm tự do tín ngưỡng.

Những chức sắc và tín đồ Cao Đài oán ghét Mỹ - Diệm vẫn tiếp tục hoạt động chính trị dưới sự điều khiển bí mật của Phạm Công Tắc theo hướng hoà bình trung lập. Cũng như đồng bào Hoà Hảo, quần chúng tín đồ bên dưới ngày càng đoàn kết rộng rãi với ta đấu tranh chống Mỹ - Diệm.

Ở Liên khu V, nhất là Quảng Ngãi, cũng có những vùng Cao Đài trong kháng chiến có thù hằn với ta, sau hoà bình lập lại, lúc đầu tuyên truyền cho Diệm nhưng ngày càng chuyển sang chống Diệm và bị Diệm đàn áp. Họ có liên lạc với một số Cao Đài ở Bến Tre, Tây Ninh ra hoạt động về "Hoà bình chung sống". Thành kiến giữa quần chúng Cao Đài và quần chúng ngoài đạo cũng được giảm bớt nhiều so với trước.

Phật giáo:

Phật giáo có cơ sở từ lâu trong nhân dân. Trong lúc kháng chiến ở các vùng tạm chiếm Phật giáo có phát triển khá, tín đồ có khuynh hướng cầu an, nhưng nói chung quan hệ tốt đối với ta. Sau hoà bình ở Liên khu V trong những vùng địch khủng bố đàn áp nặng, các tổ chức Phật giáo tương đối ít bị uy hiếp, lại không có thái độ chính trị xấu nên quần chúng vào Phật giáo cũng khá đông, đồng bào ở vùng tự do cũ, một số đảng viên cũng vào Phật giáo. Do đó Phật giáo ở Liên khu V phát triển, có những tổ chức tương trợ, hộ táng, lập thêm chùa, trường học, v.v.. Xu hướng của Phật giáo chống Mỹ - Diệm và tán thành thống nhất. Hầu hết các lãnh tụ ủng hộ ta, quần chúng tín đồ cùng nhân dân đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Lúc sau này địch khủng bố mạnh, phong trào chung khó khăn, những người cầm đầu trong đạo ở các địa phương nằm yên không biểu thị thái độ như trước, trong quần chúng tín đồ thì phát triển việc cầu nguyện, ăn chay làm lành. Họ có cảm tình với ta, và ta có khả năng tranh thủ họ chống Mỹ - Diệm, mặc dù họ có những hình thức tiêu cực.

b. Tình hình các dân tộc miền núi

Ở miền Nam đáng chú ý nhất là vùng dân tộc ít người Liên khu V từ miền tây Quảng Trị vào tới đông bắc Nam Bộ rộng bằng 2 phần 3 diện tích toàn miền Nam, trong đó riêng Tây Nguyên rộng 6 vạn cây số vuông có một vị trí chiến lược quan trọng đối với Đông Dương.

Đây là một vùng núi non và cao nguyên rộng lớn, địa thế hiểm trở, nguồn lợi thiên nhiên phong phú, có trên 20 dân tộc gồm gần 1 triệu người, sinh sống mỗi dân tộc trong một vùng, ít xen kẽ lẫn lộn với nhau, xã hội chưa phân hoá rõ rệt, đoàn kết giữa các tầng lớp trong một dân tộc chặt chẽ, các dân tộc đều có truyền thống tự vệ, chống ngoại xâm. Trong kháng chiến, với chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn với những thắng lợi quân sự giải phóng được một phần Tây Nguyên, ta đã gây được lòng tin tưởng sâu sắc của đồng bào Thượng đối với Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch.

Từ ngày hoà bình lập lại, địch âm mưu xây dựng Tây Nguyên thành căn cứ quân sự vừa để tấn công, vừa để thối thủ. Chúng dùng những thủ đoạn vừa khủng bố, vừa lừa bịp mua chuộc nhằm chia rẽ các dân tộc, chia rẽ giữa Đảng và quần chúng. Chúng tuyên truyền những khẩu hiệu: Kinh Thượng bình quyền, Kinh Thượng đoàn kết, cải tiến xã hội, v.v.. Chúng bắt dồn các làng nhỏ về làng lớn, làng xa về gần cứ điểm quân sự, các đô thị, các đường giao thông để khống chế nhân dân, bóc lột nhân công, phá cơ sở cách mạng. Ở vùng giáp ranh trung châu, chúng liên tiếp càn quét trấn áp quần chúng để phá chỗ dựa của phong trào ở trung châu, để cắt đứt giữa Tây Nguyên và trung châu.

Mỹ - Diệm không giấu được bản chất xấu xa, tàn bạo của chế độ chúng. Ảnh hưởng của chúng ngay cả trong từng lớp trên người Thượng còn kém hơn Pháp trước đây nhiều. Hiện nay địch đã lập được chính quyền đến xã ấp gần khắp hết Tây Nguyên, chỉ còn độ 30 xã chưa có chính quyền, những nhân viên chính quyền ở thôn xã phần lớn do ta nắm được, chịu sự lãnh đạo của cơ sở ta và có lúc họ tham gia cùng nhân dân đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Những nhân viên ở cấp tổng, huyện, tỉnh chịu ảnh hưởng chính sách dân tộc của ta bị tay chân của Diệm chèn ép khinh miệt nên ghét Mỹ - Diệm. Gần đây có một số cầm đầu phong trào chống Mỹ - Diệm đòi tự trị.

Bên cạnh người Thượng, còn có 18 vạn người Kinh. Vì địch đang dồn dân di cư ở trung châu lên lập các dinh điền, số người Kinh sẽ ngày càng tăng thêm nữa và trở thành một yếu tố mới làm cho tình hình chính trị ở Tây Nguyên thêm phức tạp.

Điều kiện địa thế và nhân dân hiện nay nói chung có nhiều thuận lợi cho ta nhưng tình hình cũng sẽ đưa lại những khó khăn mới. Việc xây dựng Tây Nguyên và cả miền núi Liên khu V đối với ta là vấn đề rất trọng yếu vì vừa là phá âm mưu xây dựng căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở miền Nam, vừa là tạo chỗ dựa rộng lớn cho phong trào cách mạng ở miền Nam.

c. Phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam

Trong mấy năm qua phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam chống Mỹ - Diệm đã diễn ra liên tục ở khắp nơi, khi cao khi thấp, với nhiều hình thức phong phú, cũng có nơi, có lúc quyết liệt. Phong trào đó phản ánh mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa Mỹ - Diệm và các tầng lớp nhân dân miền Nam.

Một mặt đó là yêu cầu chính trị của quần chúng đang rất khao khát độc lập, tự do, và thống nhất nước nhà và đó cũng là yêu cầu tiếp tục nhiệm vụ cách mạng của quần chúng đang làm trong kháng chiến.

Một mặt khác đó là phản ứng tất yếu của nhân dân để bảo vệ quyền sống hằng ngày đang bị chà đạp dưới chế độ độc tài phát xít của Mỹ - Diệm.

Khi hoà bình mới lập lại đã bắt đầu có những cuộc đấu tranh về ruộng đất, về tự do dân chủ, phong trào nói chung nặng về những khẩu hiệu và yêu cầu chính trị nhằm làm áp lực cho việc thi hành Hiệp nghị Giơnevơ và chống âm mưu Mỹ - Diệm chia cắt đất nước. Ở khắp miền Nam có những phong trào chính trị sôi nổi và rộng lớn đòi hiệp thương, chống trưng cầu dân ý, chống bầu cử quốc hội bù nhìn. Các phong trào đó đã huy động hàng triệu người từ Quảng Trị đến Cà Mau, lôi kéo cả đồng bào Cao Đài, Hoà Hảo, Công giáo, phối hợp giữa thành thị và nông thôn, đấu tranh với đủ hình thức từ hợp pháp đến bất hợp pháp như mít tinh hàng ngàn người, biểu tình tuần hành, bãi công, bãi thị, kiến nghị, truyền đơn, băng, cờ, biểu ngữ, thảo luận mạn đàm, v.v.. Đó là những phong trào chính trị rộng lớn và sôi nổi nhất trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta từ trước đến nay. Các phong trào đó trong một lúc làm hạ uy thế của bọn phản động, lưu manh đang ngóc đầu dậy ở nông thôn, làm cho nhiều người trong chính quyền Mỹ - Diệm đâm ra lừng chừng.

Nhưng khuyết điểm của ta trong lúc ấy là thiếu chuẩn bị đầy đủ tư tưởng trong cán bộ và quần chúng cho một cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ và lâu dài làm cho quần chúng và cán bộ ỷ lại vào cái mốc thời gian đã quy định trong Hiệp nghị Giơnevơ. Nhiều nơi lãnh đạo đấu tranh với tất cả khí thế của kẻ chiến thắng, không chuẩn bị thế thủ thích hợp với tương quan lực lượng mới, đã để phong trào kéo dài, không biết kết thúc đúng lúc làm cho quần chúng đấu tranh găng với địch, cơ sở ta bị bộc lộ. Do đó, như ở trung châu Liên khu V, khi địch tấn công lại ta, chúng đánh trúng cơ sở của ta, cán bộ và quần chúng hoang mang, phong trào sa sút.

Cũng trong khoảng thời gian này, ở Nam Bộ có phong trào chống khủng bố, chống bắt bớ, chống cướp bóc, bảo vệ cán bộ, v.v. diễn ra quyết liệt. Nhân dân chống bắt bớ bằng bao vây, ngăn cản, níu kéo, cản xe, cản tàu, nhiều nơi huy động hàng bốn, năm ngàn người giằng co với địch, giải thoát người bị bắt. Ta có tổ chức các đội "dân canh chống cướp", đội thông tin để canh gác, tuần tiễu, chống địch đột kích bao bắt ban đêm. Các hình thức đấu tranh này, trong một thời gian ngăn chặn được khủng bố của địch, nhưng không thể duy trì được mãi, nên về sau ta chuyển dần sang các hình thức mềm dẻo hơn, sử dụng thế hợp pháp nhiều hơn.

Từ giữa năm 1956 về sau, phong trào dần dần đi về hướng đấu tranh hợp pháp và bán hợp pháp một cách linh hoạt xoay quanh các khẩu hiệu dân sinh và dân chủ, là những vấn đề bức thiết trước mắt của quần chúng. Hoà bình thống nhất trở thành những khẩu hiệu tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức chống Mỹ và ý thức cách mạng của quần chúng, thường xuyên lồng vào trong các cuộc đấu tranh cho quyền lợi dân sinh và dân chủ.

Trong năm 1958, phong trào so với mấy năm trước đã đi vào các mặt đấu tranh về quyền lợi thiết thực của quần chúng hơn, do đó động viên được các từng lớp quần chúng, các tôn giáo, các dân tộc tham gia rộng rãi.

Trong phong trào miền Nam cần đáng chú ý các phong trào sau đây:

1. Cuộc đấu tranh gay go, ác liệt nhất giữa ta và địch là cuộc đấu tranh chống "tố cộng". Địch tập trung lực lượng, phương tiện và cán bộ, phối hợp lực lượng công an, quân sự, gián điệp và hành chính từ trung ương đến địa phương theo một chương trình quy mô, mở những đợt "tố cộng" quyết liệt đánh vào cơ sở Đảng ta, trả thù những người kháng chiến, nhằm tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam. Chúng dùng đủ mọi thủ đoạn: lừa phỉnh, mua chuộc, chia rẽ, khủng bố và tàn sát rất dã man. Cán bộ và nhân dân ta đã phấn đấu, hy sinh vô cùng anh dũng trong các đợt tố cộng. Qua các đợt "tố cộng", chúng gây cho ta những thiệt hại nặng nề ở Khu V cũng như ở Nam Bộ, nhưng ở Nam Bộ chúng không đánh vỡ được các cơ sở của ta. Đến nay, chúng phải thừa nhận là không thể nào tiêu diệt được cộng sản, không tiêu diệt được phong trào của quần chúng, mà trái lại phong trào vẫn liên tục và phát triển dưới nhiều hình thức. Chính ngay trong khi "tố cộng", nhân dân xã Đại Lộc (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) đã đấu tranh quyết liệt buộc địch phải rút bọn chỉ huy tố cộng và giải tán trại tập trung. Vì việc khủng bố trắng trợn, ồ ạt không có kết quả mà lại còn bất lợi về chính trị nên hiện nay chúng thay đổi phương pháp làm êm dịu hơn, dùng bọn công dân vụ và gián điệp mở những phong trào có tính cách xã hội, nhằm đi sâu vào quần chúng và tìm cách tiêu diệt cho được cán bộ lãnh đạo của ta.

2. Sôi nổi, mạnh mẽ và rộng rãi nhất là phong trào chống quân dịch, chống bắt lính. Xứ uỷ Nam Bộ trong năm qua, xem việc lãnh đạo chống bắt lính là công tác trung tâm nên đã cố gắng đưa phong trào lên. Việc địch bắt lính động chạm trực tiếp đến đời sống và tình cảm của các gia đình nên ý thức nhân dân chống lại khá mạnh. Vì quần chúng cũng nhận được âm mưu gây chiến của địch nên phong trào có ý thức chính trị rõ rệt. Ta lãnh đạo nhân dân đấu tranh giằng co với địch gây cho chúng nhiều khó khăn: ta kết hợp trốn tránh của thanh niên với đấu tranh hợp pháp của gia đình, kêu xin miễn hoãn dịch. Nhiều nơi quần chúng tranh thủ được sự đồng tình của binh lính tại ngũ. Có vài nơi huy động hàng ngàn người kéo lên huyện, tỉnh đấu tranh. Mặt khác ta cũng giáo dục trước cho thanh niên nếu họ bị bắt lính.

Ở Liên khu V, tuy cơ sở ta yếu, nhưng phong trào chống bắt lính cũng diễn ra khắp nơi dưới nhiều hình thức như công khai chất vấn, phản đối, từng đoàn kéo lên quận kêu xin, hoặc có nơi kéo níu, cản xe địch, v.v..

Nhìn chung tuy ta không thể ngăn được địch bắt lính, nhưng ta đã gây cho chúng nhiều khó khăn, kết quả quan trọng nhất là làm cho địch thất bại về chính trị vì ta đã biến được âm mưu "quân dịch" của địch thành một cuộc vây ráp, bắt lính cưỡng bức, bị quần chúng rộng rãi phản đối.

3. Giằng co, gay go và quyết liệt là những cuộc đấu tranh chống đuổi làng, chiếm đất, dồn dân để lập căn cứ quân sự, làm đường chiến lược, hoặc phá căn cứ cũ của ta. Nhiều cuộc đấu tranh đang tiếp diễn rất gay go như hiện nay đấu tranh của đồng bào Thị Nghè chống đuổi nhà để làm con đường Sài Gòn - Biên Hoà, đấu tranh của đồng bào chống đuổi nhà để mở rộng các sân bay như sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhứt. Cuộc đấu tranh chống đuổi làng để mở rộng trại huấn luyện Quang Trung ở Hóc Môn (Gia Định) trong ba năm qua đã diễn ra giằng co, quyết liệt. Địch thường xuyên khủng bố bắt bớ, mỗi ngày 8 tiếng bắn vào làng để uy hiếp tinh thần đồng bào, nhưng đồng bào trong vùng đoàn kết đấu tranh, kiên quyết bám đất, đến nay chúng vẫn không đuổi được.

Ở Liên khu V đấu tranh chống dồn làng cũng rất căng thẳng ở nhiều nơi nhất là ở Tây Nguyên và miền tây các tỉnh.

4. Phổ biến, bền bỉ và liên tục, khắp các nơi, thỉnh thoảng có những vụ đột xuất mạnh mẽ, là phong trào đấu tranh cho các quyền lợi dân sinh, dân chủ thông thường, như:

- Ở thành thị, chống khủng bố nghiệp đoàn, chống sa thải, đòi tăng lương, cải thiện chế độ làm việc, đòi vệ sinh, đèn nước, đòi giải quyết công ăn việc làm của thợ thuyền và lao động. Ngoài ra còn có phong trào rộng rãi của các từng lớp khác: tư sản dân tộc, ký giả tiến bộ, sinh viên, học sinh, v.v. có ý nghĩa chính trị chống Mỹ rõ rệt như đòi hạn chế ngoại hoá, bảo vệ nội hoá, đòi chương trình học bằng tiếng mẹ đẻ, chống văn hoá cao bồi, phim ảnh khiêu dâm, v.v..

- Ở thôn quê, chống giựt đất, tăng tô, xáo canh, chống bắt xâu, bắt phu, chống tăng thuế, vơ vét bóc lột, chống luật lệ hà khắc.

Âm mưu của Mỹ - Diệm là xáo trộn đất đai để phá hoại đoàn kết ở nông thôn, phá cơ sở của ta, tạo cơ sở cho chúng. Yêu cầu đấu tranh ta đề ra là giữ nguyên canh và chống tăng tô. Hiện nay, ở Nam Bộ nông dân giữ được nguyên canh trên hầu hết đất tạm cấp, trừ vài nơi phong trào ta kém. Trên đất đó, nông dân phải làm khế ước đọng tô cho địa chủ, nhưng giằng co với địa chủ chỉ đóng tô chút ít, không đúng với khế ước. Ở những vùng căn cứ cũ, hẻo lánh, có nơi nông dân vẫn giữ nguyên sở hữu, hoặc giằng co đóng chút ít tô mùa này, mùa khác không đóng. Đối với đất của thực dân Pháp và đất nông dân khai phá nói chung nông dân còn giữ được quyền sở hữu. Riêng đối với loại đất khai phá nông dân đang đấu tranh giằng co với địch để không lập bộ sổ, nhưng ở một ít địa phương chúng cũng đã bắt đầu lập được bộ sổ.

Đối với đất đai của địa chủ cho mướn từ trước tới nay, nông dân cũng đấu tranh giữ nguyên canh và giữ mức tô hồi kháng chiến. Yêu cầu này căn bản đã đạt được, trừ một số địa phương ở miền đông đất hẹp người đông, địa chủ tăng tô rất cao. Đồng bào di cư ở Cái Sắn đấu tranh chống làm khế ước, đòi làm chủ vĩnh viễn số ruộng mà chính quyền miền Nam hứa cấp cho họ. Cuộc đấu tranh này có lúc cũng quyết liệt; tuy vậy, hiện nay đã có một số phải làm khế ước.

Về âm mưu cải cách điền địa, địch chỉ mới thi hành lẻ tẻ ở mỗi tỉnh một số điểm. Nông dân nói chung cũng đấu tranh giữ được nguyên canh. Thái độ phổ biến của nông dân là không muốn mua, họ giằng co từng mùa vì họ tin rằng cách mạng nhất định thành công.

Ở Liên khu V, vì cơ sở của Đảng ở nông thôn sa sút, nên quyền lợi ruộng đất của nông dân bị cướp giựt nặng hơn. Nhưng nông dân đấu tranh rất găng chống xáo cấp công điền và trích trí công điền. Vì vậy mà gần đây địch đã phải hạ mức trích trí công điền, có nơi chúng phải chia cho phụ nữ.

- Ở Tây Nguyên từ cuối tháng 9 đến nay, công chức, sĩ quan người Thượng cầm đầu phong trào đòi tự trị nổ ra ở một số thị xã, thị trấn thuộc Ban Mê Thuột và Pleiku, lôi kéo hàng ngàn người tham gia mít tinh, hội họp, chống chính sách khủng bố, bóc lột, dồn dân, bắt phu của Mỹ - Diệm và đòi dân tộc tự trị.

Từ khi hoà bình lập lại, nhân dân miền Nam từ đấu tranh vũ trang chuyển sang đấu tranh chính trị dưới một chế độ độc tài phát xít sau khi đã trải qua hơn chín năm có chính quyền cách mạng và kháng chiến thắng lợi. Quần chúng đã có trình độ giác ngộ chính trị tương đối cao. Cho nên hiện nay, trong khi đấu tranh dưới những khẩu hiệu dân sinh dân chủ, yêu cầu của nhân dân không phải chỉ nhằm giải quyết một số quyền lợi trước mắt mà yêu cầu của nhân dân là tiến lên đánh đổ Mỹ - Diệm ở miền Nam, để cùng với miền Bắc thực hiện thống nhất nước nhà. Các hình thức đấu tranh cho quyền lợi thiết thân trước mắt đều bao hàm một nội dung chính trị sâu sắc là chống chiến tranh, chống chính sách nô dịch của đế quốc Mỹ, chống chế độ độc tài, đòi hoà bình thống nhất, độc lập và dân chủ.

d. Kết luận

Từ khi hoà bình lập lại đến nay, Mỹ - Diệm ra sức đàn áp khủng bố ác liệt hòng đè bẹp ý chí đấu tranh của nhân dân miền Nam để dập tắt phong trào cách mạng miền Nam. Chúng chú trọng trước hết tấn công vào Đảng ta nhằm tiêu diệt các cơ sở của Đảng là những hạt nhân tổ chức và lãnh đạo phong trào để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa và căn cứ quân sự Mỹ và chuẩn bị chiến tranh.

Nhưng các đảng bộ ở miền Nam đã phấn đấu vô cùng anh dũng. Không biết bao nhiêu đồng chí đã bị tra tấn, tù đày và hy sinh anh dũng trong phong trào để bảo vệ quyền lợi của nhân dân, quyết tâm hoàn thành sự nghiệp cách mạng của dân tộc, quyết tâm phấn đấu cho lý tưởng cao cả của Đảng ta. Những gương hy sinh phấn đấu anh dũng của các đảng bộ miền Nam đã nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của đồng bào miền Nam. Tuy lực lượng của Đảng có bị tổn thất ở trung châu Liên khu V nhưng ở Tây Nguyên cơ sở của Đảng được giữ vững, củng cố và phát triển, ở Nam Bộ chất lượng của Đảng được tăng cường, tổ chức của Đảng tương đối ổn định và vững mạnh hơn khi hoà bình mới lập lại, Đảng đã phát triển cơ sở rộng hơn ở thành thị và trong những vùng tôn giáo. Như vậy là nhìn chung cả miền Nam, ta bảo tồn được cơ sở đảng, phong trào miền Nam căn bản được giữ vững và phát triển.

Đó là thành tích rất vẻ vang của các đảng bộ và của đồng bào miền Nam. Hội nghị Trung ương hôm nay nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần khắc phục khó khăn gian khổ, bền bỉ phấn đấu và hy sinh anh dũng của đồng bào miền Nam và các đảng bộ miền Nam.

Tuy nhiên, từ đấu tranh vũ trang chuyển sang đấu tranh chính trị, từ hoạt động công khai chuyển sang hoạt động bí mật, các đảng bộ miền Nam đứng trước tình hình rất khó khăn phức tạp nên cần khắc phục một số khuyết điểm chính sau đây, để đưa phong trào miền Nam tiến lên:

1. Chưa chú trọng xây dựng cho cán bộ và đảng viên tư tưởng cách mạng trường kỳ gian khổ, quyết tâm đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm

Sau hoà bình lập lại, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi hiệp thương, đòi tổng tuyển cử theo Hiệp nghị Giơnevơ để thống nhất nước nhà là đúng, vì tuy khả năng đó rất ít nhưng chúng ta không thể bỏ, chúng ta phải hết sức tranh thủ để đẩy khả năng đó lên. Trong khi tranh thủ khả năng đó chúng ta cần làm cho toàn Đảng nhận rõ vấn đề mâu thuẫn giữa đế quốc và phong kiến với nhân dân ta căn bản không phải giải quyết bằng pháp lý mà phải giải quyết bằng cách mạng. Làm cách mạng đánh đổ một kẻ thù hung ác và đang nắm quyền thống trị như Mỹ - Diệm phải là đấu tranh cách mạng gian khổ lâu dài, nhưng nhất định thắng lợi. Các đảng bộ miền Nam trong mức độ khác nhau, chưa thấm nhuần tư tưởng đó nên trong một thời gian có tư tưởng ỷ lại vào pháp lý Giơnevơ, nên có nơi chưa chú trọng đầy đủ việc xây dựng thực lực cách mạng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh lâu dài, tiến lên đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm.

Chính vì không nhận rõ như thế nên khi gặp khó khăn, nhất là 20-7-1956 không có tổng tuyển cử, địch lại tăng cường đàn áp phong trào thì một số bi quan, chán nản, một số khác không tin tưởng ở đấu tranh chính trị, muốn trở lại đấu tranh vũ trang.

Sự nhận định về Hiệp nghị Giơnevơ và vấn đề tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam không được rõ ràng là do lập trường dân tộc độc lập và giai cấp đấu tranh trong Đảng không vững, nên không thấy được hết địch mà cũng không thấy hết ta. Đó là cơ sở chính của tư tưởng hữu khuynh biểu hiện trong việc lãnh đạo phong trào miền Nam vừa qua.

Ở Nam Bộ hữu khuynh rõ nhất là sự lãnh đạo của Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn, có phần thoả mãn với phong trào công khai hợp pháp tương đối được rộng rãi; chỉ đấu tranh cho các khẩu hiệu về dân sinh và dân chủ mà không biết kết hợp với việc tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức chống Mỹ, và trong một thời gian khá dài việc xây dựng thực lực cách mạng qua phong trào công khai hợp pháp đó cũng không được chú ý, nên cơ sở phát triển chậm, phong trào bị hạn chế và chưa được vững chắc.

Ở Liên khu V, tư tưởng ỷ lại vào Hiệp nghị Giơnevơ đã làm giảm sút khả năng cách mạng của đảng viên và quần chúng, làm giảm ý chí quyết tâm đối phó với sự tấn công của địch, làm cho sự vận dụng phương châm và phương pháp đấu tranh thiếu sắc bén và sáng tạo.

Hiện nay vấn đề trọng yếu là phải ra sức củng cố lập trường cách mạng cho cán bộ và đảng viên. Kinh nghiệm cho thấy ở Nam Bộ sau khi học tập đường lối cách mạng miền Nam, tư tưởng đảng viên được ổn định và phấn khởi. Ở Liên khu V việc phổ biến đường lối cách mạng miền Nam gần đây trong một số cán bộ, đã bước đầu đem lại tin tưởng và phấn khởi.

2. Không nhận rõ ta đang ở "thế " nào trong cuộc đấu tranh với địch hiện nay ở miền Nam

Từ sau hoà bình ở miền Nam tương quan lực lượng giữa ta và địch đã đổi mới. Địch dùng vũ lực tấn công ta còn ta thì dùng lực lượng quần chúng đấu tranh chính trị mà phòng ngự.

Cho nên phải biết thủ như thế nào để ít tổn thất và có lợi nhất để bảo tồn cơ sở, đồng thời có thể phát triển lực lượng của ta. Đó là phương hướng tiến lên của chúng ta để xây dựng thực lực cách mạng. Về mặt đấu tranh nói chung phải đứng trên cơ sở của thế thủ nghĩa là triệt để sử dụng thế công khai hợp pháp. Phải nhận rõ trong giai đoạn thế thủ phải tranh đấu thế nào để giữ mình, nhưng trong thế thủ phải biết từng mặt, từng lúc giành lại chủ động, tấn công địch bằng tuyên truyền cho sắc bén và đúng đích. Không biết tấn công địch giành lại chủ động thì không thể giữ vững phong trào.

Về mặt tổ chức thì phải biết bố trí lực lượng cán bộ lại theo thế thủ, nghĩa là chủ động thu hẹp, thu gọn tổ chức lại, sắp xếp cán bộ cho hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người, triệt để che giấu lực lượng. Không làm đúng phương hướng ấy thì phong trào sẽ bị tổn thất, dễ bộc lộ lực lượng phiêu lưu tấn công địch, dễ bị địch đánh phá trúng cơ sở gây thiệt hại cho phong trào.

ở Nam Bộ, một số đồng chí lãnh đạo các địa phương vì không nhận rõ phương hướng trên đây nên có nơi đã làm tổn hại đến lực lượng cách mạng. Ở Liên khu V cũng vì không nhận rõ phương hướng đó nên về mặt tổ chức lúc đầu không kiên quyết và kịp thời đổi mới, không đảm bảo bí mật; về mặt đấu tranh không tạo được thế hợp pháp cho quần chúng để che giấu lực lượng của Đảng, và trong một thời gian khá dài đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh dưới những khẩu hiệu chính trị cao, ra mặt đối lập với địch làm bộc lộ lực lượng nên đã gây tổn thất cho phong trào ở trung du.

3. Không nhận rõ chỗ mạnh và chỗ yếu của địch để biết hướng phòng ngự và biết hướng tấn công

Lúc đầu ta chưa thấy hết tính chất độc tài phát xít của chính quyền Mỹ - Diệm, nhận không đúng mức sự tàn bạo và hung ác của chúng nên sự chuẩn bị đối phó với địch ta làm không đúng mức. Dựa vào quân đội, cảnh sát và bộ máy chính quyền, chúng dùng vũ lực đàn áp quần chúng, cho nên ta chưa có thể đưa quần chúng chống lại chúng ngay bằng những khẩu hiệu chính trị và những hình thức cao. Muốn chống lại chúng phải xoay quanh các vấn đề về dân sinh và dân chủ để tập hợp quần chúng đi từ thấp và dần dần mở rộng và nâng cao phong trào. Qua các phong trào ta mới có thể xây dựng lực lượng làm cơ sở vững chắc đưa phong trào ngày càng lên cao. Vì chưa nhận thức đúng như thế nên trong lãnh đạo đấu tranh có khi ta phiêu lưu đưa quần chúng đấu tranh với khẩu hiệu chính trị cao bị địch đàn áp, cơ sở bị tan vỡ.

Mặt khác chúng ta cũng không thấy hết chỗ yếu của địch. Bản chất phi nghĩa cướp nước bán nước của Mỹ - Diệm trong tình hình hiện nay làm cho chúng ở vào thế cô lập. Vì bản chất phi nghĩa của chúng như thế nên chúng không được các từng lớp nhân dân đồng tình. Càng khủng bố, đàn áp, uy thế chính trị của chúng ngày càng sa sút. Đó là chỗ yếu căn bản của địch. Phải luôn luôn chủ động tấn công địch bằng tuyên truyền, để thắng địch hằng ngày, hằng giờ, giành lấy dư luận và chính nghĩa về ta, làm cho nội bộ chúng phân hoá, tê liệt. Qua quá trình vận động ấy mà mở rộng mặt trận chống Mỹ - Diệm và phát triển cơ sở trong quần chúng, đưa phong trào tiến lên vững chắc. Đó là phương pháp phòng ngự tốt nhất.

Kinh nghiệm ở Nam Bộ, chúng ta đã biết dùng tuyên truyền tấn công địch, làm tê liệt từng tiểu đoàn đi càn quét đánh phá vào vùng căn cứ cũ của ta. Địch đã không sử dụng được quân đội để đánh phá ta mà trái lại tư tưởng binh lính chúng lại biến đổi có lợi cho ta.

Chính vì không nhận rõ chỗ yếu của địch, chỉ thấy mặt hung ác của chúng nên có khi rụt rè không dám đấu tranh, không quyết tâm tạo hoàn cảnh và điều kiện để tấn công địch, có khi lại đấu tranh phiêu lưu, nên sau đấu tranh cơ sở bị vỡ, phong trào sa sút.

Những khuyết điểm trên đây bắt đầu được sửa chữa từ năm 1957. Sự phổ biến và học tập đường lối cách mạng miền Nam ở Nam Bộ đến tận chi bộ và ở Liên khu V trong một số cán bộ đã có tác dụng củng cố lập trường tư tưởng trong Đảng. Phong trào hiện nay tương đối phát triển đúng phương hướng hơn và cơ sở có phần vững chắc hơn trước. Ở trung châu Liên khu V trước mắt tuy có nhiều khó khăn nhưng từ Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi đến Phú Yên cơ sở đảng bắt đầu phục hồi dần, phong trào quần chúng cũng bắt đầu trở lại.

Tình hình giữa ta và địch trong thời gian tới sẽ còn diễn ra phức tạp và quyết liệt hơn. Địch sẽ tăng cường khủng bố, đàn áp hơn nữa và quần chúng dưới sức ép của địch sẽ đấu tranh rộng rãi, mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa.

Tình hình đó đề ra cho toàn Đảng ta nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi ở Đảng ta một sự lãnh đạo vững chắc, kịp thời và sắc bén đối với phong trào miền Nam.

Hội nghị Trung ương lần này quyết định đường lối đấu tranh thống nhất và đường lối cách mạng miền Nam, sẽ soi sáng phương hướng cho phong trào cách mạng miền Nam, tăng thêm tin tưởng và ý chí phấn đấu anh dũng của các đảng bộ miền Nam tiến lên làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình.

Toàn Đảng ta sẽ vô cùng phấn khởi, vì Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ 141) đã đề ra nhiệm vụ ba năm cho các đảng bộ miền Bắc, và Hội nghị Trung ương mở rộng lần này quyết định về đường lối đấu tranh thống nhất và đường lối cách mạng miền Nam. Toàn Đảng ta sẽ tăng cường đoàn kết, nâng cao ý chí phấn đấu cách mạng hơn nữa để đẩy mạnh công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để hoàn thành sự nghiệp dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc đời độc lập, tự do và hạnh phúc cho toàn dân ta, góp phần củng cố phe ta và bảo vệ hoà bình thế giới.

Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.