1.(H_qhx) 4.(H_stls) 10.(H_mt) 11.(H_qh)

Tuesday, June 12, 2007

1959, Đảng ta ra Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (Khoá II)

1959, Đảng ta ra Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (Khoá II)

.: Tiền Phong Online :.
Sau đó, anh Lê Duẩn gọi tôi và Trần Quang Huy đến giúp anh viết một số ý kiến bổ sung vào bản dự thảo cuối cùng Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (Khóa hai) ...www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=82719&ChannelID=2

VietNamNet - "Lê Duẩn - Một tư duy sáng tạo không ngừng..."
Tiếp đó, tháng 1 năm 1959, Đảng ta ra Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (Khoá II) mà anh là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị giao cho việc chỉ ...vietnamnet.vn/psks/2006/07/588857/

Thành Tín: Hoa xuyên tuyết V
ở ông, sự tự khẳng định mình có lúc đi đến chổ tự kiêu và chủ quan, ông vẫn nghĩ rằng chủ trương dùng bạo lực được đưa vào nghị quyết Trung ương lần thứ 15 ...www.ykien.net/bnbthxt5.html

[DOC]
BẢN TỔNG HỢP THẢO LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG (Ghi theo băng ghi âm) Buổi ...
Format de fichier: Microsoft Word - Version HTMLBáo cáo với Quốc hội, Chính phủ đã sơ kết 3 năm và chúng tôi đang tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 về vấn đề này. ...www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn/DDBQH/kh_qh/ky10/cv/25_11_s

.: Phú Yên Online
Đồng chí Lê Duẩn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị giao chỉ đạo soạn thảo Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 về Cách mạng miền Nam. ...www.baophuyen.com.vn/Trangchủ/Chínhtrị/tabid/76/GId/76/itemIndex/-1/NId/11288/Default.aspx

[PDF]
Hoa xuyên tuyết
Format de fichier: PDF/Adobe Acrobatrằng chủ trương dùng bạo lực được đưa vào nghị quyết Trung ương lần thứ 15 hồi đầu. năm 1960 là do ông đề xuất ra trong thời gian hoạt động ở miền Nam; ...www.vietnet.no/eBook/vi/Chinhtri/Hoa%20xuyen%20tuyet.pdf

[PDF]
Hoa xuyên tuyết
Format de fichier: PDF/Adobe Acrobatrằng chủ trương dùng bạo lực được đưa vào nghị quyết Trung ương lần thứ 15 hồi. đầu năm 1960 là do ông đề xuất ra trong thời gian hoạt động ở miền Nam; ...www.shcd.de/van%20hoc/buitin/hoa%20xuyen%20tuyet.pdf
(Bui Tin bien SAI, nam 1960 thay vi 1959 !! Để đổ tội cho TT Diệm ra luật 10/59 ???)

.: Tiền Phong Online :.
Tiếp đó, tháng 1/1959, Đảng ta ra Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (Khoá II) mà anh là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị giao cho việc chỉ đạo ...www.tienphongonline.com/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=52681&ChannelID=2

Friday, June 1, 2007

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III,Từ ngày 28 đến ngày 31 - 8 - 1968

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III,Từ ngày 28 đến ngày 31 - 8 - 1968

Ngày 25/9/2006. Cập nhật lúc 15h 19'


Thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968, quân và dân miền Nam đã tấn công đến tận hang ổ của kẻ thù, trên quy mô rộng lớn từ Quảng Trị đến Cà Mau. Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy là rất lớn và toàn diện, tạo nên bước ngoặt lớn trong cục diện chiến tranh. Phát huy khí thế chiến thắng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân miền Nam tiếp tục phát triển tiến công toàn diện trên chiến trường miền Nam nhằm giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn nữa, nhanh chóng mở rộng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của cách mạng, đẩy kẻ địch vào thế thất bại, đi tới giành thắng lợi quyết định. Trước yêu cầu mới của cách mạng, tháng 8 - 1968, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 để đánh giá tình hình trên chiến trường miền Nam, quyết định tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tiến lên giành thắng lợi quan trọng hơn nữa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Phân tích kết quả đợt tổng công kích, tổng khởi nghĩa vừa qua, Hội nghị cho rằng, những khuyết điểm và nhược điểm của đợt I chưa được khắc phục trong đợt II. Tuy vậy, đánh giá toàn bộ tình hình, Hội nghị nhận định: Với thắng lợi to lớn của 6 tháng mở đầu thời kỳ tổng công kích, tổng khởi nghĩa vừa qua, ta đã mở ra cục diện mới của chiến tranh, tạo ra thế chiến lược mới, mặt trận mới, lực lượng mới, khả năng mới. Ta đang ở thế thắng, thế mạnh và có đủ lực lượng để thực hiện quyết tâm đánh thắng Mỹ trong bất kỳ tình huống chiến tranh nào. Về địch, chỗ yếu cơ bản của địch là sự sa sút về tinh thần, sự cô lập về chính trị , tư tưởng thất bại ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, ỷ thế lực lượng và tiềm lực chiến tranh lớn, đế quốc Mỹ vẫn còn âm mưu duy trì với mức độ và hình thức nào đó chủ nghĩa thực dân kiểu mới của chúng ở miền Nam. Hội nghị chỉ rõ: ý đồ của Mỹ là có thể đi tới một giải pháp chính trị thừa nhận một miền Nam trung lập, nhưng thực chất là thân Mỹ, ở đó, Mỹ và bọn tay sai có lực lượng mạnh và giữ vị trí có lợi để tiếp tục giữ miền Nam trong quỹ đạo thực dân mới của Mỹ.

Hội nghị đi sâu phân tích những âm mưu và thủ đoạn về quân sự, chính trị và ngoại giao mới của địch; chỉ rõ mục đích, biện pháp của chiến lược quân sự “quét và giữ” của địch.

Từ đó, Hội nghị đã nêu ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng nước ta là: ra sức tăng cường lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang của ta; tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh thế tiến công toàn diện bằng quân sự và chính trị, bằng ba mũi giáp công kết hợp với tiến công ngoại giao, làm cho địch thua to hơn nữa trên các mặt, đạt cho được những mục tiêu chiến lược đã đề ra, giành thắng lợi quyết định về ta đồng thời tạo mọi điều kiện và luôn sẵn sàng về mọi mặt để đánh thắng địch nếu chúng kéo dài hoặc mở rộng chiến tranh. Làm cho địch thất bại trên chiến trường, thất bại ở các thành thị lớn và thất bại ở ngay nước Mỹ. Nhằm thực hiện chủ trương chiến lược nói trên, hội nghị đã đề ra ba mục tiêu mà cách mạng miền Nam phải đạt được là:

- Phải tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của Mỹ.

- Phải tiêu diệt và làm tan rã phần lớn nguỵ quân, đánh đổ nguỵ quyền, giành chính quyền về tay nhân dân.

- Trên cơ sở những thắng lợi đó, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua và ta đạt được các mục tiêu trước mắt của cách mạng là độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà.

Đồng thời, Hội nghị vạch rõ 4 phương hướng công tác lớn trước mắt của toàn Đảng là:

- Nắm vững tư tưởng chỉ đạo tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng.

- Động viên chính trị và xây dựng lực lượng chính trị.

- Động viên sức người, sức của cho tiền tuyến.

- Nâng cao hơn nữa trình độ lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh của các cấp uỷ Đảng, kiên quyết hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, từ tháng 8-1968, quân và dân miền Nam tiếp tục mở đợt tiến công mùa Thu 1968, tiêu diệt thêm nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, ngụy.

Đồng chí Trường Chinh: Lộ trình chính trị trong trường kỳ kháng chiến (1946-1954)

Đồng chí Trường Chinh: Lộ trình chính trị trong trường kỳ kháng chiến (1946-1954)

Ngày 8/2/2007. Cập nhật lúc 22h 9'


(ĐCSVN)- Đồng chí Trường Chinh là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam, là người có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đối với sự nghiệp tăng cường đoàn kết quốc tế.

Trong 9 năm kháng chiến, đồng chí Trường Chinh, dưới sự dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã cùng với Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, nhiều Hội nghị, Đại hội của Đảng và các Đoàn thể, góp phần đẩy mạnh cuộc kháng chiến kiến quốc toàn dân, toàn diện đi tới thắng lợi cuối cùng.

Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, sau Hội nghị Ban thường vụ Trung ương tại làng Vạn Phúc, tỉnh Hà Đông, ngày 19 tháng 2 năm 1946, đồng chí Trường Chinh, thay mặt Thường vụ Trung ương Đảng viết Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Tiếp đó, đồng chí đã viết một loạt bài báo giải thích đường lối kháng chiến của Đảng. Những bài báo nói trên đã đăng trên báo Sự thật, sau đó xuất bản thành tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, một văn kiện với tầm chiến lược bất hủ của Đảng ta.

Sau 3 tháng chuyển các cơ quan của Đảng và Nhà nước từ Thủ đô lên căn cứ địa Việt Bắc, để kịp thời chỉ đạo cả nước kháng chiến, từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 1947, Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng đã họp, phân tích tình hình thế giới và trong nước, cuộc kháng chiến của ta và đề ra những chủ trương chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá nhằm thực hiện “Toàn dân đoàn kết, kháng chiến lâu dài” đồng thời quyết định một số nhiệm vụ trước mắt về quân sự.

Sau chiến dịch Việt Bắc, đầu năm 1948, Hội nghị BCHTƯ Đảng (mở rộng) tại Việt Bắc, từ ngày 15 đến 17 tháng 1, đã họp, đề ra những công tác cấp thiết về mọi mặt, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề “Tăng gia sản xuất tự cấp tự túc” phát triển và củng cố Đảng trong vùng địch kiểm soát.

Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ tư (ngày 20 tháng 5, năm 1948) thảo luận và ra nghị quyết về 6 vấn đề cụ thể: kế hoạch quân sự mùa hè, cải thiện dân sinh, cuộc vận động thi đua ái quốc, công tác trong vùng địch tạm chiến, công tác Việt Minh và Liên Việt, vấn đề tổ chức Đảng.

Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ năm (ngày 8 đến ngày 16 tháng 8) đã thảo luận các nhiệm vụ cuối năm, công tác dân vận và công tác mặt trận dân tộc, nhiệm vụ mới của Đảng. Trong Hội nghị này, đồng chí Trường Chinh đã trình bày văn kiện có tầm chiến lược: ''Chúng ta chiến đấu cho độc lập và dân chủ''.

Cũng trong năm 1948, đồng chí Trường Chinh đã trình bày bản báo cáo ''Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam'' tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai, từ ngày 16 đến 20 tháng 7, phát huy mọi nguồn lực trí thức, phụng sự Tổ Quốc, nhân dân, cách mạng và kháng chiến.

Đầu năm 1949, trong giai đoạn cầm cự, từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 1, tiến hành hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ sáu. Đồng chí Trường Chinh trình bày báo cáo: ''Tích cực cầm cự và chuẩn bị Tổng phản công''. Hội nghị đặc biệt chú trọng vấn đề thực hiện chính sách ruộng đất, đề nghị Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô. Tiếp đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị về việc bao vây kinh tế địch (2-6-1949), Chỉ thị xây dựng bộ đội địa phương, phát triển dân quân (18-8-1949) và chỉ đạo Hội nghị Nông dân lần thứ nhất tại Việt Đầu năm 1950, sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đi thăm Trung Quốc, Liên Xô, nước ta thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Nội lực và ngoại lực càng phát triển. Cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn Tổng phản công.

Ngay từ đầu năm, từ ngày 21 tháng Một đến ngày 3 tháng 2, Hội nghị cán bộ toàn quốc lần thứ của Đảng đã tiến hành tại Việt Bắc. Đồng chí Trường Chinh trình bày báo cáo chính trị. Hội nghị đề 10 nhiệm vụ công tác trong năm 1950 để chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công.

Năm 1950, phát huy sức mạnh của toàn dân, Đảng ta đã chỉ đạo nhiều Đại hội: Đại hội Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ nhất (từ 1 đến 15 tháng 1); Đại hội lần thứ nhất Đoàn thanh niên cứu quốc và liên đoàn Thanh niên Việt Nam'' (ngày 21 tháng 2); Đại hội toàn quốc lần thứ nhất Đoàn phụ nữ Cứu quốc Việt Nam và Hội viên hiệp phụ nữ Việt Nam (tháng Tư năm 1950). Đồng chí Trường Chinh đã trình bày các báo cáo ''Nhiệm vụ của công đoàn'' tại Đại hội Tổng liên đoàn và bài nói chuyện ''Lý tưởng của thanh niên Việt Nam'' tại Đại hội Đoàn thanh niên.

Sự kiện chính trị lớn nhất trong năm 1951 là Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đại hội diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951 . Đại hội đã nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị. Đồng chí Trường Chinh trình bày bản Luận cương ''Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội''. Đại hội quyết định chia Đảng Cộng sản Đông Dương thành ba đảng ở ba nước Việt Nam, Lào, Miên. Ở Việt Nam lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương và Điều lệ Đảng Đại hội bầu BCHTƯ Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Tiếp đó, ngày 3 tháng 3, Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt quốc dân, công khai lãnh đại cuộc kháng chiến kiến quốc. Trong buổi lễ, đồng chí Tổng bí Thư Trường Chinh thay mặt Trung ương Đảng trình bày mục đích, tôn chỉ, chính cương mới của Đảng Lao động Việt Nam.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Của Đảng Cộng sản Đông Dương, từ ngày 3 đến 7 tháng 3, tiến hành Đại hội hợp nhất mặt trận Việt Minh và HộiLiên Việt, thành một mặt trận lấy tên là Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Mặt trận Liên Việt.

Quan tâm đặc biệt về giai cấp nông dân trong cách mạng và kháng chiến, đó là động lực và cũng là chủ lực của quân đội, dân quân Việt Nam, công tác vận động nông dân được đẩy mạnh. Ngày 27 tháng 3, Hội nghị các cán bộ nông dân cứu quốc lần thứ hai khai mạc. Đồng chí Trường Chinh đến dự và nói chuyện.

Năm 1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất là một sự kiện chính trị nổi bật. Đại hội từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 5.

Tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mục đích, nội dung, phương pháp và ý nghĩa của việc thi đua yêu nước. Đồng chí Trường Chinh đọc báo cáo ''Phong trào thi đua ái quốc và chủ nghĩa anh hùng mới'' tổng kết phong trào thi đua thời gian qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ mới.

Cũng trong tháng 5 ngày 11, Trung ương Đảng mở lớp chỉnh Đảng đầu tiên nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng.

Quan tâm tới công tác mặt trận, đồng chí Trường Chinh đã tham dự và đọc tham luận tại Hôi nghị lần thứ ba của Uỷ ban Liên Việt toàn quốc (từ ngày 23 đến 27- 6, 1952).

Năm 1953, Đảng ta tổ chức nhiều Hội nghị: Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam khoá II (25 đến 30 tháng 1), Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng Lao Động Việt Nam và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất Đảng Lao Động Việt Nam (14 tháng 11). Những Hội nghị nói trên đã thảo luận và quyết định một vấn đề vô cùng quan trên đối với cách mạng và kháng chiến là vấn đề cải cách ruộng đất.

Nghị quyết của Đảng về vấn đề cải cách ruộng đất đã được thể chế hoá từ ngày 1 đến 4 tháng 12, Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ ba của nước Việt Nam , Dân Chủ Cộng Hoà đã nhất trí thông qua Luật cải cách ruộng đất.

Ngày 19 -12-1953, tại bản Tỉn Keo, thôn Lục Giã, chân núi Hồng, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ cuộc họp Bộ Chính trí bàn về kế hoạch tác chiến Đông Xuân (1953-1954). Từ đó lần lượt các chiến đích triển khai, phối hợp trong cả nước và các nước bạn: chiến dịch Lai Châu, chiến dịch Trung Lào, “chiến dịch Bắc Tây Nguyên, chiến dịch Hạ Lào và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động 5 châu và cả địa cầu''; Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương kết thúc vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng Bảy năm 1954. Vào lúc 0 giờ ngày 22 tháng Bảy năm 1954, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh ngừng bắn trên chiến trường Việt Nam.

Ở thời điểm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã tiến hành Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu (15 -18 tháng 7, 1954). Bộ chính trị BCHTƯ Đảng khóa II đã họp (Từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 9) kiểm điểm tình hình mới sau Hiệp định Giơ ne vơ, đề ra nhiệm vụ mới, chính sách mới, ở miền Bắc và ở miền Nam.

Những sự kiện chính trị qua các Hội nghị và Đại hội 9 năm trường kỳ kháng chiến đi tới thắng lợi đã nói lên nhiều điều để suy ngẫm.

Dưới ngọn cờ yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, dân tộc ta đã từng bước đập tan những mắt xích cuối cùng cai trị Việt Nam của chủ nghĩa thực dân Pháp, gần một thế kỷ, giải phóng hoàn toàn một nửa đất nước, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, đưa đất nước ta lên vị thế mới với ba dòng thác cách mạng thế kỷ XX.

Trong hành trình 9 năm kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh và Đảng ta đã kiên trì đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và các Đoàn thể, lãnh đạo toàn điện cuộc kháng chiến, đi toàn thắng, đánh bại thực dân Pháp xâm lược, tạo thế và lực mới đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược sau này.

Ôn lại sự kiện chính trị qua các Hội nghị, Đại hội, 9 năm trường kỳ kháng chiến, càng hiểu rõ hơn những cống hiến của đồng chí Trường Chinh, càng hiểu rõ thêm sự nghiệp cách mạng, kháng chiến của dân tộc ta, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trong nhiều bài thơ viết từ lò lửa của cuộc kháng chiến, trong phong trào thi đua ái quốc, trong sự nghiệp anh hùng của toàn dân tộc, có bài thơ “Ở căn cứ địa Việt Bắc'' của đồng chí Trường Chinh.

Ở căn cứ địa Việt Bắc

Cách thềm măng mọc lô nhô,

Giáo gươm du kích trước giờ xuất quân.

Tiếng còi giục giã chiều xuân,

Lệnh đâu tập hợp như gần như xa?

Mưa hè, suối cuốn bên nhà,

Ầm ầm binh mã xông ra chiến trường.

Thu sang lá rụng đồi sương

Tiễn đưa chiến sĩ lên đường lập công

Đêm đông lần nữa bên song,

Mải mê đọc sách đèn chong canh tàn.

Trường kỳ kháng chiến gian nan

Con đường cứu nước, cứu dân sáng ngời

Đánh cho giặc Pháp tơi bời,

Quyết tâm xoay chuyển đất trời một phen.

Việt Bắc, mùa đông năm 1951.

Bài thơ tuy ngắn gọn, giản dị, song là cả một bức phù điêu về Đảng ta, quân đội ta, nhân dân ta với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đã làm cho cuộc kháng chiến 9 năm trở thành trang sử vàng chói lọi của Tổ quốc Việt Nam.



Trần Quang Vinh

Đường lối kháng chiến và cách đánh ở đô thị trong toàn quốc kháng chiến (1946)

Đường lối kháng chiến và cách đánh ở đô thị trong toàn quốc kháng chiến (1946)

Ngày 17/12/2006. Cập nhật lúc 16h 45'


(ĐCSVN)- Điều độc đáo của việc phát động toàn quốc kháng chiến ở chỗ: lần đầu tiên, trong điều kiện so sánh lực lượng quân sự còn bất lợi, nhưng quân và dân các địa phương từ vĩ tuyến 16 trở ra, đặc biệt là ở các đô thị, đã nhất tề đứng lên chiến đấu, khiến kẻ địch lâm vào thế lúng túng, bị động chống đỡ.

Ngày 19/12/1946, sau hơn 15 tháng vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa xây dựng thực lực mọi mặt cho Nhà nước Dân chủ Cộng hoà non trẻ, đấu tranh quyết liệt chống lại âm mưu thủ đoạn của thù trong, giặc ngoài; theo lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.

Đây cũng là lần đầu tiên Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo quân và dân ta chủ động tiến công đồng loạt ngay tại các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá của cả nước, cũng như của từng vùng, miền, địa phương, gây bất ngờ lớn cho địch, chủ động giành lợi thế trong cuộc chiến đấu chắc chắn sẽ kéo dài với quân thù, đánh phủ đầu chủ trương chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” của chúng.

Để có được cuộc ra quân dũng mãnh như thế, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến, lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp và quân dân cả nước chuẩn bị thực lực từ sớm và đến mức cao nhất trong phạm vi có thể, để tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ nhưng nhất định thắng lợi.

Từ tháng 9/1946, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Mu-tê, Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại bản Tạm ước 14-9 ở Pari, để tranh thủ tối đa thời gian chuẩn bị kháng chiến thì ở Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu triệu tập Hội nghị các khu trưởng bàn về cách đánh trong thành phố và ngăn cặn địch từ trong nội thị đánh ra.

Tiếp theo, khi thực dân Pháp công khai bộc lộ ý đồ gây chiến, khi không thực hiện những điều đã cam kết trong Tạm ước 14-9, thì ngày 19/10/1946, tại số nhà số 58 phố Nguyễn Du, Hà Nội, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự toàn quốc, nhận định: “Nhất định không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”. Trên cơ sở nhận định và xác định quyết tâm chiến đấu, Hội nghị nêu nhiệm vụ cần kíp của quân và dân ta lúc này là phải gấp rút xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, chỉnh đốn cơ quan chỉ huy, đẩy nhanh việc xây dựng các ngành quân giới, quân nhu, quân y phục vụ chiến đấu.

Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định tổ chức, phân chia lại các đơn vị hành chính – quân sự trong cả nước thành 12 chiến khu, trong đó Hà Nội là chiến khu 11 trực thuộc Trung ương, để tiện cho việc chỉ đạo kháng chiến một cách tập trung, thống nhất đồng thời cũng phát huy tối đa khả năng độc lập tác chiến của từng địa phương.

Về tổ chức chỉ đạo, để phù hợp với tình thế mới, Chính phủ quyết định giải thể Uỷ ban Hành chính Bắc Bộ, Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam, thành lập Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Trung Bộ, Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ.

Đến tháng 11/1946, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá I, cơ quan chỉ huy quân sự cấp cao nhất được kiện toàn: Bộ Quốc phòng thống nhất với Quân sự Uỷ viên hội thành Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu mới.

Nhiều đoàn cán bộ của Trung ương, của các tỉnh được lệnh đi chuẩn bị căn cứu đứng chân cho cơ quan lãnh đạo khi kháng chiến nổ ra. Các cơ quan, kho tàng, nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu, lương thực, vải, muối, thuốc men… từng bước được di chuyển ra khỏi Hà Nội và các đô thị.

Ngày 5/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi ở Pháp về hai tuần, đã viết Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ”, chỉ đạo những công việc cấp bách chuẩn bị kháng chiến trên tất cả các mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Người nhấn mạnh nhiệm vụ: Một mặt phá hoại. Một mặt kiến thiết. Phá hoại để ngăn địch. Kiến thiết để nắm địch”… “Phải tổ chức du kích khắp nơi. Tăng gia sản xuất khắp nơi. Dù có phải rút khỏi các thành phố ta cũng không cần. Ta sẽ giữ tất cả thôn quê”.

Không chí chuẩn bị kháng chiến sôi sục khắp các địa phương, đặc biệt ở các đô thị. Ngày 20/11/1946, thực dân Pháp tạo cớ nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, chính thức gây chiến ở miền Bắc. Tổng Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, Valluy, trực tiếp ra lệnh cho Dèbes, chỉ huy quân Pháp ở Hải Phòng: Bằng mọi lực lượng có trong tay, phải nhanh chóng làm chủ Hải Phòng… Dù thế nào cũng buộc phía Việt Nam rút quân khỏi thành phố.

Cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố của quân dân Hải Phòng diễn ra quyết liệt trên từng con phố, căn nhà. Thực dân Pháp sử dụng pháo binh bắn phá dồn dập vào các khu đông dân cư khiến hàng trăm đồng bào ta bị chết. Sau 7 ngày đêm chiến đấu, để bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài, các lực lượng vũ trang ta rút khỏi thành phố.

Tiếp theo, ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị: Toàn dân kháng chiến. Chỉ thị nêu rõ tính chất của cuộc kháng chiến là: Trường kỳ kháng chiến, toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Cách đánh được xác định là: Triệt để dùng du kích vận động chiến, bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài. Đường lối kháng chiến sớm được Đảng xác định và thể hiện trên các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá.

Về quân sự, sử dụng du kích vận động chiến, đánh địch rộng khắp, thực hiện phá hoại, tiêu thổ một cách triệt để; tổ chức di chuyển cơ quan, kho tàng, máy móc về nơi an toàn, tản cư nhân dân ra khỏi vùng có chiến sự; vừa chiến đấu vừa xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang. Quán triệt tư tưởng tiến công, thực hành tiến công địch một cách chủ động, tích cực, kiên quyết; tiến công từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao.

Về chính trị, thực hiện đoàn kết toàn dân, quân dân nhất trí, động viên nhân lực, vật lực, tài lực cả nước; đoàn kết với hai dân tộc Lào, Campuchia, với nhân dân tiến bộ Pháp và các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới, củng cố chế độ cộng hoà dân chủ non trẻ.

Về kinh tế, tăng gia sản xuất tự cấp, tự túc, tự sản xuất vũ khí, lấy súng đánh giặc, tiếp tế cho bộ đội ngoài tiền tuyến. Xây dựng nền kinh tế của ta theo hướng “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, ra sức phá hoại kinh tế địch, biến hậu phương địch thành tiền phương ta, không cho chúng thực hiện âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

Trước các hành động khiêu khích, gửi tối hậu thư liên tiếp của thực dân Pháp, ngày 18/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng làng Vạn Phúc (Hà Đông). Sau khi phân tích tình hình, âm mưu của địch, khả năng kháng chiến của ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Âm mưu của Pháp mở rộng chiến tranh nay đã chuyển sang một bước mới. Thời kỳ hoà hoãn đã qua. Chúng ta đã nhân nhượng nhưng càng nhân nhượng thì kẻ địch càng lấn tới. Nhân dân ta không thể trở lại cuộc đời nô lệ một lần nữa. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ trường kỳ và gian khổ song nhất định sẽ thắng lợi”.

Chỉ một tuần sau khi Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến, tiếng súng chiến đấu của quân và dân ta tại Hà Nội và các đô thị từ Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc đã đồng loạt vang lên, đẩy quân địch vào tình thế bị động chống đỡ mặc dù trước đó chúng đang ở thế chủ động khiêu khích, gây chiến.

Để kịp thời cổ vũ tinh thần kháng chiến của toàn dân, đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước… Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta”.

Như vậy, quá trình chuẩn bị về đường lối kháng chiến, chuẩn bị về cách đánh địch ở đô thị của Đảng là một quá trình được hoàn thiện từng bước trên cơ sở nhận biết âm mưu địch và thực tế tình hình đất nước, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 1946. Việc các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng cùng nổ súng, trên cơ sở đã có sự chuẩn bị và chỉ đạo chung theo một kế hoạch, thống nhất từ trung ương đến địa phương, là sự minh chứng rõ ràng nhất về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự kiện lịch sử này.

Trải qua các trận chiến đấu kiên cường trong những tháng ngày bảo vệ đô thị và bao vây, ngăn chặn không cho địch đánh rộng ra ngoại ô, quân và dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra là đánh đòn phủ đầu vào âm mưu, kế hoạch của kẻ thù định chụp bắt cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến, tiêu diệt lực lượng vũ trang ta.



Trong cuộc chiến đấu không cân sức những ngày đầu kháng chiến toàn quốc đó, quân và dân ta ở các đô thị đã tỏ rõ lòng yêu nước, quyết tâm chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do, phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù. Từ những kinh nghiệm thành công và không thành công rút ra từ cuộc chiến đấu ở các đô thị trước đó, đến cuộc kháng chiến toàn quốc sau này, công nhân, các tầng lớp nhân dân ở thành thị, có tự vệ và bộ đội Vệ quốc đoàn làm nòng cốt, lấy nông thôn ngoại thành làm bàn đạp, làm chỗ dựa, đã vận dụng nhiều cách đánh sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa chiến lược.

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng, thực hiện qua nghệ thuật mở đầu cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, có bước phát triển lớn và mang đậm nét nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân theo đường lối kháng chiến mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra. Trước kẻ địch mạnh hơn, vũ khí trang bị tốt hơn nhưng Đảng vẫn dám đánh và quyết đánh nên đã quyết định tiến hành cuộc chiến đấu rộng khắp. Vừa lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, quân và dân ta ở các đô thị vừa chủ trương bảo toàn thực lực để kháng chiến lâu dài. Khi các điều kiện để chiến đấu trong đô thị không còn đảm bảo, quân ta đã chủ động rút ra ngoại ô, ra vùng nông thôn để giữ gìn lực lượng, chuẩn bị cuộc chiến đấu mới.

Trong quá trình tác chiến, những kinh nghiệm đánh địch, kinh nghiệm chỉ huy, phối hợp chiến đấu nhằm phát huy thế mạnh, ưu điểm của ta, phát hiện và khoét sâu, hạn chế chỗ yếu của địch kịp thời được đúc kết và phổ biến. Đây là một trong những nhân tố góp phần xây dựng nghệ thuật tác chiến của chiến tranh nhân dân trong những năm tiếp theo.

Có thể nói, cuộc chiến đấu anh dũng, hào hùng của quân dân Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã thời kỳ Toàn quốc kháng chiến đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến của toàn quân, củng cố lòng tin vào cuộc kháng chiến lâu dài nhưng nhất định thắng lợi. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, đặt tiền đề cho những thắng lợi to lớn tiếp sau trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta.

PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam)

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng (Ngày 18 và 19-12-1946)

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng (Ngày 18 và 19-12-1946)

Ngày 31/8/2006. Cập nhật lúc 17h 14'


Với dã tâm xâm lược nước ta lần nữa, thực dân Pháp từng bước phá bỏ Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946, tiến hành khiêu khích và tấn công ta về quân sự, lần lượt đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. Đến ngày 18-12-1946, chúng gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta đòi tước khí giới của lực lượng tự vệ, giành quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội.

Trước tình hình đó, ngày 18 và 19-12-1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Ban Thường vụ Trung ương họp khẩn cấp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hạ quyết tâm tiến hành kháng chiến trên phạm vi toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược. Hội nghị đã khẳng định những quan điểm cơ bản về đường lối kháng chiến đã được nêu ra trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng ngày 12-12-1946.

Đường lối kháng chiến của Đảng trước hết chỉ rõ mục đích của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là giành độc lập và thống nhất. Đường lối chung chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là: toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính. Đường lối đó được quán triệt trên các mặt chính trị, quân sự, văn hoá, kinh tế.

Về chính trị: Đảng vạch rõ kẻ thù chính là bọn thực dân Pháp phản động đang cướp nước ta. Toàn dân đoàn kết, nhất trí, động viên tinh thần và lực lượng cho kháng chiến; đoàn kết với các dân tộc Lào và Campuchia, với nhân dân Pháp, với các nước châu Á và các dân tộc bị áp bức, các dân tộc yêu chuộng hoà bình và dân chủ trên thế giới để cô lập cao độ kẻ thù; củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, đánh đổ chính quyền bù nhìn; lập uỷ ban kháng chiến các cấp để chỉ đạo kháng chiến.

Về quân sự: Xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và địch, ta phải đánh lâu dài. Đây là tư tưởng chiến lược và phương châm chỉ đạo của cuộc kháng chiến. Kháng chiến lâu dài là nhằm mục đích vừa đánh vừa giữ gìn lực lượng, phát triển và bồi dưỡng sức dân, phát huy chỗ mạnh, khắc phục chỗ yếu; đồng thời làm cho địch tiêu hao, mỏi mệt, chỗ yếu bị khoét sâu. Tuy vậy, đánh lâu dài không phải là vô hạn, mà phải tích cực, tranh thủ thời gian giành thắng lợi ngày càng lớn.

Triệt để dùng du kích vận động chiến. Đây là cách đánh phổ biến nhất, dần dần vận động chiến được áp dụng và đẩy mạnh với việc thực hiện kết hợp giữa du kích chiến với vận động chiến. Muốn kháng chiến lâu dài và giành thắng lợi, phải ra sức xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh.

Về kinh tế: Tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc; tự sản xuất vũ khí và lấy súng giặc đánh giặc; tiếp tế cho bộ đội; vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Về văn hoá: Chống nạn mù chữ; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; động viên văn nghệ sĩ ủng hộ kháng chiến.

Đây là đường lối cơ bản chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng và nhân dân ta, thể hiện sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đường lối đó tiếp tục được bổ sung, phát triển trong suốt quá trình tiến hành cuộc kháng chiến, đưa đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thông tri của Ban Bí thư Số 192-TT/TW, ngày 24-1-1959 Về việc bổ sung Thông tri số 188-TT/TW ngày 19-1-1959

Thông tri của Ban Bí thư Số 192-TT/TW, ngày 24-1-1959 Về việc bổ sung Thông tri số 188-TT/TW ngày 19-1-1959

Ngày 23/12/2003. Cập nhật lúc 18h 3'


Trong những ngày vừa qua, thực hiện chủ trương của Trung ương, phong trào đấu tranh chống vụ đầu độc và thảm sát ở trại tập trung Phú Lợi đã được phát động rộng rãi, sôi nổi. Lòng căm thù Mỹ - Diệm, chí khí phấn đấu của đảng viên, quần chúng đã được nâng lên, phong trào phát triển khá mạnh.

Đó là do bản chất cách mạng của nhân dân ta, do kết quả của công tác tư tưởng của Đảng. Một mặt khác, do hành động tối dã man tàn ác của Mỹ - Diệm kích động mạnh mẽ lòng yêu nước của đồng bào và gây nên một sức công phẫn cao độ; nên cuộc đấu tranh đã trở thành một phong trào chính trị rộng rãi, mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Hiện nay phong trào ở các thành phố lớn đã lên cao và bắt đầu lan ra một số tỉnh. Chúng ta sẽ đưa phong trào đến đâu và phải làm gì để tiếp tục cuộc đấu tranh cho thật sâu rộng trong quần chúng?

Ban Bí thư có những điểm sau đây bổ sung Thông tri số 188-TT/TW ngày 19-1-1959:

1. Chúng ta tiếp tục đưa phong trào lên cao, và sau khi biểu dương ý chí căm thù cao độ, tinh thần đoàn kết và đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ giết người của Mỹ - Diệm, các cấp đảng bộ sẽ phát động một phong trào quần chúng rộng rãi, biến đau thương và căm thù thành hành động cụ thể, ra sức củng cố miền Bắc thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Cụ thể như ở các xí nghiệp, hợp tác xã, tập đoàn, tổ đổi công, trường học, cơ quan, đơn vị bộ đội, v.v. cần tổ chức những cuộc hội họp bàn bạc với quần chúng xem phải làm gì để xây dựng đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, v.v. mình tiến lên lấy thành tích báo thù vụ thảm sát Phú Lợi. Mở những đợt thi đua, những phong trào sản xuất, xây dựng, công tác, học tập, để trả thù Mỹ - Diệm gây ra vụ thảm sát Phú Lợi.

2. Ở nông thôn, cần có những cuộc họp báo cáo vụ thảm sát Phú Lợi, gây căm thù Mỹ - Diệm, giáo dục ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, ra sức xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Trước mắt là ra sức thực hiện vụ đông - xuân thắng lợi vượt bực. Những cuộc họp này tránh hình thức, tránh làm thiệt hại đến công việc làm ăn của quần chúng, chú ý nội dung giáo dục tư tưởng là chủ yếu. Ở các vùng Công giáo cũng cần có những cuộc họp để tuyên truyền giáo dục quần chúng, gây căm thù đối với Mỹ - Diệm.

3. Trong công tác tuyên truyền, chú ý các điểm:

- Phải làm cho quần chúng nhận rõ kẻ thù của nhân dân ta đã gây ra biết bao tội ác đẫm máu ở miền Nam và ngăn cản sự nghiệp thống nhất của nhân dân ta là đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng là Ngô Đình Diệm, tránh tình trạng chỉ tuyên truyền chống Diệm mà nhẹ chống Mỹ, chỉ thấy tay sai, mà không thấy kẻ chủ mưu. Các cấp uỷ đảng căn cứ vào luận điểm của đồng chí Mao Trạch Đông về vấn đề đế quốc Mỹ và các phái phản động đều là con cọp giấy mà giáo dục cho quần chúng tin tưởng vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà nhất định thắng lợi, nâng cao chí khí phấn đấu, khắc phục tư tưởng bi quan, sợ Mỹ.

- Khi đã nâng lòng căm thù của quần chúng lên cao, phải biến thành hành động cụ thể là xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

- Nhân dịp này, cần xây dựng tư tưởng, tăng cường đoàn kết Bắc - Nam hơn nữa.

- Mở rộng công tác tuyên truyền ra ngoài nước, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của dư luận thế giới, cô lập Mỹ - Diệm đến cực độ.

4. Trong khi phát động phong trào quần chúng đấu tranh, các cấp cần chú ý đề phòng âm mưu khiêu khích, gây hoang mang, phá hoại của địch.

5. Về việc quyên góp giúp đồng bào bị nạn trong vụ đầu độc thảm sát ở Phú Lợi, hiện nay ta không chủ trương tổ chức quyên góp vì thực tế không có cách gì gửi vào giúp đồng bào miền Nam. Song nếu do nhiệt tình của quần chúng tự động ủng hộ tiền, thuốc, thì Uỷ ban đấu tranh ở các địa phương cứ ghi danh sách của những người đó và giải thích cho họ khi nào có điều kiện gửi, sẽ thu sau.

Uỷ ban Trung ương đấu tranh chống vụ thảm sát ở Phú Lợi cần có thông cáo giải thích về vấn đề này.

Các cấp uỷ đảng phổ biến rộng rãi Thông tri này. Ban Liên hiệp đình chiến, Ban Thống nhất Trung ương cùng các cơ quan đoàn thể có trách nhiệm đặt kế hoạch cụ thể hướng dẫn việc thực hiện Thông tri này.

T/M Ban Bí thư

Trinh
Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

Điện của Ban Bí thư Số 6, ngày 19-1-1959 Gửi Liên khu uỷ V về vụ Mỹ – Diệm đầu độc tại trại tập trung Phú Lợi

Điện của Ban Bí thư Số 6, ngày 19-1-1959 Gửi Liên khu uỷ V về vụ Mỹ – Diệm đầu độc tại trại tập trung Phú Lợi (Thủ Dầu Một - Nam Bộ)

Ngày 23/12/2003. Cập nhật lúc 18h 10'


BBT1) điện các đc2) biết mấy ý kiến chính về vụ Mỹ - Diệm đầu độc tại trại giam Phú Lợi như sau:

Ngày 1-12-1958, ở trại giam Phú Lợi, tỉnh Thủ Dầu Một, nay đổi tên là Bình Dương (Nam Bộ), Mỹ - Diệm đã đầu độc gần 6.000 tù chính trị bị chúng giam ở đây. Ngay trong ngày hôm ấy, sau khi bị đầu độc, hơn một nghìn người đã chết, tính mạng số còn lại nguy ngập. Trước cảnh chết, họ đã kiên quyết đấu tranh chống lại. Bọn Mỹ - Diệm cho xả súng bắn và đưa vòi rồng đến đàn áp làm chết thêm một số nữa. Đồng bào Nam Bộ đang mở cuộc đấu tranh rộng rãi phản đối vụ thảm sát dã man này. (Tài liệu cụ thể do Ban Thống nhất sẽ cung cấp thêm).

Đây là một vụ tàn sát hết sức dã man, một tội ác tày trời của đế quốc Mỹ và bè lũ Ngô Đình Diệm, nằm trong toàn bộ âm mưu khủng bố điên cuồng của chúng từ mấy năm nay đối với đồng bào miền Nam đang anh dũng và bền bỉ đấu tranh cho sự nghiệp hoà bình và thống nhất của Tổ quốc;

Vụ thảm sát này gây nên một sự công phẫn cực độ trong mọi tầng lớp nhân dân Nam Bộ; dư luận ngoài nước cũng lên án, vạch trần âm mưu giết người của bọn Mỹ - Diệm (Báo Hoà Bình trung lập ngày 10-1-1959 ở Miên và báo Tribune des nations1) ngày 16-1-1959 ở Pháp đã đăng tin về vụ này).

Để phối hợp với cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam, Ban Bí thư quyết định mở một đợt đấu tranh mạnh mẽ, sâu rộng khắp miền Bắc, nhằm các yêu cầu sau đây:

1. Vạch trần chế độ độc tài tàn bạo dã man của Mỹ - Diệm, chặn bàn tay đẫm máu của chúng. Nâng cao lòng căm thù và ý thức sâu sắc chống Mỹ - Diệm trong mọi tầng lớp nhân dân miền Bắc, đồng thời thúc đẩy mọi mặt công tác xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, trước mắt là thực hiện kế hoạch nhà nước 1959 và vụ đông - xuân thắng lợi vượt bậc. Tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm, tranh thủ sự đồng tình của dư luận thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, làm cho Mỹ - Diệm càng bị cô lập hơn nữa.

2. Làm áp lực thúc đẩy Uỷ ban quốc tế phải có thái độ tích cực đối với vụ này, cũng như đối với các vụ khác mà ta đã tố cáo từ trước đến nay về việc chính quyền miền Nam vi phạm Điều 14 c của Hiệp nghị Giơnevơ.

3. Kết hợp với cuộc đấu tranh hưởng ứng bức Công hàm ngày 22 tháng 12 năm 1958 của Chính phủ ta gửi cho chính quyền miền Nam.

Khẩu hiệu đấu tranh:

- Đả đảo chế độ khủng bố tàn sát dã man của Mỹ - Diệm đối với đồng bào miền Nam!

- Đả đảo Mỹ - Diệm đầu độc, gây vụ thảm sát trên một nghìn đồng bào yêu nước ở trại tập trung Phú Lợi!

- Giải tán các trại tập trung giết người ở miền Nam!

- Yêu cầu Uỷ ban quốc tế cấp tốc mở cuộc điều tra về vụ thảm sát Phú Lợi!

- Nhiệt liệt hưởng ứng bức Công hàm ngày 22-12-1958 của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gửi chính quyền miền Nam!

- Đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam!

KU51) tuỳ tình hình của khu, có những hình thức phối hợp với cuộc đấu tranh chung. Theo tình hình của khu, nên tuyên truyền giáo dục gây căm thù Mỹ - Diệm, gây dư luận bàn tán trong nhân dân, vạch trần tội ác của Mỹ - Diệm.

Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.