1.(H_qhx) 4.(H_stls) 10.(H_mt) 11.(H_qh)

Tuesday, May 8, 2007

Thực tế về chuyện bầu cử đại biểu QH

Thực tế về chuyện bầu cử đại biểu QH


Một cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội Việt Nam
Ngày 20.05 này, hàng triệu cử tri Việt Nam sẽ tham gia bỏ phiếu chọn các đại biểu Quốc hội khóa XII.
Cuộc bầu cử được đa số truyền thông trong nước ca ngợi là một biểu hiện của dân chủ hóa đời sống chính trị.

Chuyện có một số ứng viên được tự ứng cử đại biểu Quốc hội và lọt qua được ba lần hiệp thương do chính quyền chỉ đạo cũng là điều mới với trước.

Nhưng nhìn tại chỗ, việc bỏ phiếu được bàn thảo trong dân chúng lại khác với cách tuyên truyền chung.

Có những ý kiến như của cựu chiến binh Trần Đăng Tuyên từ Hà Nội cho BBC biết hôm 8.05 về những lần bỏ phiếu trước: "Chuyện bỏ hộ là bình thường. Dân chúng còn gọi nhau đi, nhờ nhau đi nữa".

Có vẻ như hiện tượng này phản ánh tâm lý rằng ứng viên nào cũng không quan trọng.

Có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam các ứng viên không phải quan chức bị mất lợi thế so với ứng cử viên là quan chức vì quan chức có thể tranh thủ các chuyến đi công tác để gặp gỡ cử tri.


Phát biểu vấn đề gì đều có bài bản trước hết


Cựu chiến binh Trần Đăng Tuyên

Ông Trần Đăng Tuyên nói rằng đây là một sự thật nhưng tỏ ra hiểu được chuyện tiện lợi của việc để các ứng cử viên là quan chức lo ‘một công đôi việc’.

Ông nói: "Họ dùng xe công đi công tác, và tranh thủ gặp cử tri luôn. Những thắc mắc về chế độ chính sách dân chưa hiểu thì họ giải thích luôn, cũng dễ hơn".

Còn về việc ứng cử viên tiếp xúc với cử tri, ông Tuyên nói một thực tế mà ông biết là không phải ai trong dân cũng được dự những buổi gặp ứng cử viên.

"Có khi là một số được chỉ định, được báo để đi, những người khác có biết đâu mà đi".

Theo ông, họ là những người được bố trí gặp, tiếp xúc cử tri mà dân không biết. Chỉ khi họ đi về rồi dân mới biết. Họ chuẩn bị bài bản rồi, dân chỉ nghe ‘báo cáo’.

Ông nhận xét ai phát biề̉u, phát biểu vấn đề gì, đều có chuẩn bị trước, có bài bản trước hết.

Hiểu lầm chính sách



Hồi năm 1946 Việt Nam từng có chính phủ liên hiệp với nhiều đảng phái khác nhau

Hồi cuối tháng 12 vừa qua, trong không khí chờ đón thay đổi sau đại hội X và việc một tân nội các lên nắm quyền, nhiều giới ở Việt Nam và nước ngoài đã hy vọng bầu cử Quốc hội khóa XII sẽ tạo bước ngoặt chính trị.

Thậm chí có nhiều người còn hiểu rằng hiệp thương chính trị là cách để dân chủ hóa xã hội như các nước khác qua việc để cho những người tài đức ra tranh chức đại biểu Quốc hội.

Có những ứng viên độc lập đã định tổ chức tự gặp cử tri hay giới thiệu với dân chúng và truyền thông chương trình hành động của họ.

Nhưng có vẻ đây chỉ là một cách hiểu sai chính sách bầu cử và hoạt động của đại biểu quốc hội ở Việt Nam.

Trước sự hiểu lầm đó, Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Văn Yểu đã phải trả lời trực tuyến hôm 2.05 rằng Việt Nam không có chế độ tranh cử.

Ông Yểu tuyên bố: "Ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử mà là vận động bầu cử và theo quy định".

Tuy không nói rõ việc cấm tranh cử đó được ghi trong văn bản pháp luật nào, ông Yểu nhắc đến điều 4 của Hiến pháp Việt Nam để xác nhận nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và Quốc hội.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/05/070508_electionsvoterview.shtml

No comments: