1.(H_qhx) 4.(H_stls) 10.(H_mt) 11.(H_qh)

Tuesday, May 8, 2007

Báo Công an chỉ trích dân biểu Mỹ

Báo Công an chỉ trích dân biểu Mỹ


Báo Công an Nhân dân nói ở Việt Nam chỉ có người 'phạm pháp'
Báo Công An Nhân Dân của Việt Nam vừa có bài xác định phạm vi quan hệ Mỹ-Việt sau khi Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết Nhân quyền yêu cầu Việt Nam thả một số các nhân vật bất đồng chính kiến và hoạt động đối lập.
Bài ‘Tôn trọng Tự do Dân chủ’ trên trang web của Công An Nhân Dân hôm 6.05.2007 (xem link bên tay phải) gọi Nghị quyết 243 là “cực kỳ sai trái, dù nhìn trên bất cứ phương diện nào” và “Cố tình đánh lận con đen,”

Vẫn theo báo này, bản nghị quyết “đưa ra cái gọi là Việt Nam vi phạm nhân quyền và do vậy theo họ, không nên để Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.”

Tờ báo khẳng định quan điểm của nhà cầm quyền ở Việt Nam đã được nêu ra nhiều lần rằng ở Việt Nam “không có ai là tù nhân chính trị, hay "tù nhân lương tâm", mà chỉ có “những phần tử đã nhiều lần có các hành động vi phạm pháp luật Việt Nam.”

Phạm vi quan hệ chính trị hai bên được tờ báo-cơ quan ngôn luận của Bộ Công An-xác định rằng về hai nước “Việt Nam và Hoa Kỳ đang có lợi ích chung trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nền tảng rộng lớn, ổn định và hiệu quả.”

Dù không nói rõ quan hệ song phương trên nền tảng rộng lớn là gì, có thể hiểu đây là cách nhắc Hoa Kỳ rằng chính quyền Việt Nam vẫn đang nhắm đến sự hợp tác mà có các chuyên gia gọi là ‘chiến lược’.

Và quan hệ đó, theo cách hiểu của các nhà chính trị Việt Nam, không nên để những vụ việc “can thiệp vào công việc nội bộ” như Nghị quyết 243 vừa qua của Hạ viện Mỹ làm cản trở.

Tình hình tại Hoa Kỳ hiện nay với phe Dân chủ có quyền lực ngày càng mạnh khiến quyền hành pháp của TT Bush giảm đi so với trước và chính sách đối ngoại do Bộ Ngoại giao cũng phải trông chừng bên lập pháp.

Vì thế, thông điệp của tờ Công An Nhân Dân đưa ra có thể không tác động nhiều đến phía Hoa Kỳ như phía Việt Nam mong đợi.

Khác biệt quan niệm

Vấn đề cơ bản vẫn là khác biệt mô hình chính trị giữa hai nước.

Khác biệt này khiến giả sử bên hành pháp có một tình cảm đặc biệt nào cho chính quyền ở Việt Nam đi nữa thì khung pháp lý họ hoạt động với sự phân quyền ngày một rõ giữa Quốc hội và Tòa Bạch ốc khiến cho các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục nổi cộm.

Thể chế dân chủ ở Mỹ cho phép các nhóm nhân quyền có cơ hội đưa ra những cuộc điều trần và tác động đến truyền thông mỗi khi đề tài quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam trở lại.

Các vụ xử đã và đang xảy ra với giới bất đồng chính kiến được phía Việt Nam bố trí nhằm thể hiện việc xử theo luật của một ‘nhà nước pháp quyền’.

Nhưng cách hiểu nhà nước pháp quyền của hai bên cũng còn khác biệt nhau rất nhiều.

Hoa Kỳ theo truyền t hống coi nhà nước pháp quyền trước hết là tam quyền phân lập hết sức rõ ràng.

Ý tưởng của John Adams ngay trong Hiến pháp Massachusetts năm 1780 đã yêu cầu ba bên lập pháp, hành pháp và tư pháp tuyệt đối không được lấn sân nhau hay làm thay nhau.

Như thế, chỉ cần nghe rằng ở Việt Nam có một đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị thì người Mỹ đã cảm thấy ‘nhà nước pháp quyền’ của Việt Nam khác xa với họ.

Nguyên tắc thứ nhì mà Hoa Kỳ công nhận của một nhà nước pháp quyền là ‘Vô tội chừng nào chưa bị toà kết án’ (Presumptions of Innocence).

Trong khi ở Việt Nam báo chí nhà nước gần như kết án những người bị bắt là có tội ngay khi họ bị cơ quan công an đưa đi.

Sự khác biệt trong quan niệm luật pháp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không phải là mới.

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt tương tự giữa Phương Tây và CHND Trung Hoa.

Theo họ, chính quyền Trung Quốc coi nhà nước pháp quyền trước hết là sự cải thiện luật pháp nhằm tăng hiệu năng cầm quyền của bộ máy công quyền và nghiêng về phía ‘pháp trị’ tức dùng luật để trị dân đã có trong truyền thống cổ Trung Hoa.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/05/070506_viet_police_paper.shtml

Chính phủ Việt Nam
http://www.vietnam.gov.vn/
Hạ nghị sĩ Chris Smith
http://www.house.gov/chrissmith/
Bài trên báo CAND
http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoi/thoiluan/2007/5/103953.cand

No comments: